Thứ Bảy, 27 tháng 12, 2014

BÀI VIẾT CỦA CONGTYGIAODUCVUTAN - CỤM THỨ NHẤT

LÊ MINH VŨ - BIÊN SOẠN SÁCH GIÁO KHOA CŨNG CẦN CÓ TIÊU CHÍ

ÁP DỤNG SÁCH GIÁO KHOA MỚI TỪ NĂM 2018 (VNE)
- Cụ thể, từ năm học 2018 - 2019, bắt đầu triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông và SGK mới theo hình thức cuốn chiếu đối với mỗi cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Bộ Giáo dục cũng khuyến khích các tổ chức, cá nhân biên soạn SGK trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông.
Để chủ động triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GDĐT tổ chức việc biên soạn một bộ SGK. Bộ SGK này được thẩm định, phê duyệt công bằng với các SGK do tổ chức, cá nhân biên soạn. Các cơ sở giáo dục phổ thông lựa chọn SGK để sử dụng dựa trên ý kiến của giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
- Tôi có cảm giác việc biên soạn SGK có nhiều khả năng rơi vào tình trạng Lúng Túng, không cẩn thận là "Tiền Mất Tật Mang" bởi lẽ Bộ giáo dục khuyến khích Tổ chức, Cá Nhân biên soạn mà không đưa ra Tiêu Chí. Không có định hướng Yêu Cầu mang tính chất bắt buộc. 
Với giáo trình học cổ điển, đơn giản từ xa xưa loài người đã xuất hiện nhiều bậc Vĩ Nhân, Bác học thiên tài với những công trình, định luật mà những người học giáo trình thời hiện đại không thể lay chuyển, không thể phản bác.
Nếu như biên soạn SGK có định hướng theo đề tài "DẪN BƯỚC THÀNH CÔNG". Cùng với đó là các tiêu chí ứng dụng như: Hiểu biết xã hội. khả năng tính toán, tư duy, sáng tạo v.v... Như vậy các tiêu chí được xây dựng dựa trên cơ sở học để phát triển trí não. Không phải học để lôi cái đã học bắt nó phục vụ đời sống của người học. Nếu Bộ giáo dục xây dựng được các tiêu chí Biên soạn thì sẽ có cơ sở thẩm định Đề án một cách khách quan và chất lượng trên cơ sở đó Bộ sẽ cô đọng tiêu chí giữa các Đề án để có một bộ SGK hoàn hảo về chất lượng.
Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan Thanh Hóa
Thông tin chi tiết các bài viết đăng tải trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ, hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trên Facebook Vũ Minh Lê, đăng nhập theo số điện thoại: 0913128167
 

THANH HÓA, BẦU CỬ VÀO CHUẨN NHƯ REN

Ông Trịnh Văn Chiến được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa
(Ngọc Minh - TNO) Sáng nay 27.11, ông Trịnh Văn Chiến, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Sáng 27.11, Tỉnh ủy Thanh Hóa tổ chức Hội nghị lần thứ 20 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa khóa 17, bầu chức danh Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa khóa 17 (nhiệm kỳ 2011-2015) thay cho ông Mai Văn Ninh, người vừa được Bộ Chính trị và Ban Bí thư điều động làm Phó Ban Tuyên giáo Trung ương.
Ông Trịnh Văn Chiến, Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa được các đại biểu tín nhiệm bầu vào chức danh Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa với tỷ lệ phiếu bầu đạt 100%.
Ông Trịnh Văn Chiến sinh năm 1960, có bằng tiến sĩ nông nghiệp. Ông Chiến từng kinh qua các chức vụ Trưởng phòng Nông nghiệp huyện, Chủ tịch UBND huyện, Bí thư Huyện ủy huyện Yên Định (Thanh Hóa); Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Thanh Hóa; Phó chủ tịch và Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa.
Ông Chiến cũng đã hoàn thành khóa đào tạo lớp dự nguồn cán bộ cao cấp của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh trong năm 2014.
Biết tin ông Mai Văn Ninh làm cán bộ cấp trung ương, ông Trịnh Văn Chiến là lãnh đạo lớn nhất của tỉnh Thanh Hóa. Rõ ràng những người đang khiếu nại tố cáo sai phạm của người có thẩm quyền ở Thanh Hóa không tránh khỏi sự lo sợ, tuy vậy họ vẫn có lạc quan Công lý. Cho dù lời kêu gào đòi Nhân quyền, Công lý bị người có thẩm quyền phớt lờ thì những lời kêu gào đó cũng được toàn xã hội lưu ý và tôn trọng !

Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan Thanh Hóa
Thông tin chi tiết các bài viết đăng tải trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ, hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trên Facebook Vũ Minh Lê, đăng nhập theo số điện thoại: 0913128167
 

TRAO THÊM QUYỀN CHO HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN ĐỂ ỨNG DỤNG HIẾN PHÁP 2013

(Chính trị) - Tại phiên thảo luận ở Quốc hội về dự luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) sáng nay 24.11, nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị chính quyền địa phương chỉ nên tổ chức 2 cấp, song cũng có ý kiến đề nghị phải tổ chức 3 cấp.
 
 
Dự thảo Luật sửa đổi đưa ra hai phương án về mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Trong đó, phương án 1 quy định ở quận, phường không tổ chức HĐND, chức năng đại diện giám sát, quyết định các vấn đề địa phương do HĐND thành phố, thị xã đảm nhiệm. Phương án 2 quy định HĐND, UBND được tổ chức ở các đơn vị hành chính tỉnh, thành phố, trực thuộc T.Ư; quận, huyện, thị xã thuộc tỉnh, đơn vị hành chính tương đương; xã, phường, thị trấn.

nguyen-thi-quyet-tam
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) cho rằng, dự luật là cơ hội vàng để khắc phục căn bản những bất cập về cơ chế tạo ra hệ thống tổ chức nhiều tầng lớp chức năng, nhiệm vụ quyền hạn trùng lắp, khó xác định được trách nhiệm; bộ máy hành chính nhà nước cồng kềnh, kém hiệu quả.
Nhấn mạnh để xây dựng hệ thống hành chính nhà nước thống nhất, thông suốt, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, cần phải có tinh thần đổi mới quyết liệt, bà Tâm cho rằng cả hai phương án đưa ra tại dự thảo đều không phù hợp, và đề nghị chính quyền ở nông thôn theo lộ trình vẫn giữ ba cấp, còn chính quyền ở đô thị đã đến lúc phải thay đổi cho phù hợp với thực tiễn đặt ra.
Theo bà Quyết Tâm, với đặc điểm chính quyền đô thị, tổ chức một chính quyền hai cấp là phù hợp. “Một chính quyền hai cấp chúng ta hiểu theo nghĩa có HĐND và có UBND được tổ chức ở cấp thành phố và cấp chính quyền cơ sở. Cấp chính quyền cơ sở đó là ở phường”, đại biểu này giải thích thêm.
Đồng quan điểm, đại biểu Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) cho rằng, cả hai mô hình tổ chức chính quyền địa phương đưa ra trong dự thảo đều chưa thật sự thuyết phục. Theo bà Thủy, nhiệm vụ của chính quyền địa phương theo dự thảo luật sửa đổi chỉ mới là phép cộng thuần túy nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND và UBND, chưa phù hợp với tinh thần đổi mới của Hiến pháp.
Điều này sẽ khiến khó xác định trách nhiệm của chính quyền mỗi cấp, đồng thời khó đảm bảo sự minh bạch trong xác định mối quan hệ giữa T.Ư với địa phương, giữa các cấp chính quyền với nhau. Bên cạnh đó, quy định về thực hiện phân cấp giữa chính quyền địa phương các cấp như trong dự thảo luật dễ dẫn tới tình trạng tùy tiện, dồn việc, đùn đẩy trách nhiệm của cấp trên cho cấp dưới.
Cụ thể hơn, đại biểu Trần Ngọc Vinh (Hải Phòng) ủng hộ phương án 2 của dự luật, đó là cấp chính quyền địa phương gồm có HĐND và UBND được tổ chức ở tất cả các đơn vị hành chính.
Theo ông Vinh, các vấn đề quan trọng về phát triển KT-XH địa phương, dự toán ngân sách của địa phương, nếu không do đại biểu Quốc hội, người dân tại địa phương đó quyết định, mà do đại biểu của cả thành phố quyết định, sẽ không tránh khỏi thiếu sâu sát, thiếu tính khả thi.
Ông Vinh phân tích thêm: “Không còn giám sát của HĐND địa phương nên cũng không tránh khỏi xa rời dân. Chính quyền địa phương chỉ còn là cơ quan hành chính, do vậy, tính chất chính quyền của dân địa phương bị suy giảm, dẫn đến dễ phát sinh tiêu cực hơn, không vì lợi ích của nhân dân địa phương”, theo thanh niên.
Băn khoăn của Đại biểu Quốc hội là có cơ sở, bởi quá khứ HĐND các cấp xã (phường), huyện (quận) hoạt động chưa hiệu quả là vì Tổ chức này chưa thực sự nắm quyền lực (theo Hiến pháp). Quyền lực thuộc về Nhân Dân, HĐND là cơ quan đại diện Quyền lực, xin hãy giao cho cơ quan này có quyền quyết định, loại trừ trực tiếp những chức danh có sai phạm do cơ quan này bầu thông qua Nghị quyết của hội nghị, trình người có thẩm quyền ban hành quyết định.
Quốc hội nên xem xét đề xuất tinh giảm biên chế tối đa phù hợp với quy định, song đối với HĐND các cấp nên duy trì và chú trọng vào chất lượng đại biểu đồng thời trao thêm quyền để HĐND được phát huy trách nhiệm của mình trước Nhân Dân.
So sánh những tiêu cực phát sinh và tác động của HĐND trong thời gian qua. Chỉ nói đến một chức danh cấp thôn, xã đã tham nhũng đến nhiều tỷ đến nhiều chục tỷ đồng. So với một khoản tiền quá nhỏ chi cho HĐND, là không có ảnh hưởng nhiều tới ngân sách khi duy trì HĐND. Đã vậy mà chúng ta bỏ HĐND một cấp nào là đồng nghĩa để cho chính quyền cấp đó muốn làm gì thì làm là điều không nên. Quốc Hội nên xem xét thật kỹ vấn đề này./.

Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan Thanh Hóa 
 

Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 25/11/2014 06:30:03 CH Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 24/11/2014 08:22:47 CH
Thông tin chi tiết các bài viết đăng tải trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ, hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trên Facebook Vũ Minh Lê, đăng nhập theo số điện thoại: 0913128167
 

VIỆT NAM THANH LỌC VÌ CHẤT LƯỢNG THEO PHÁP LUẬT


12 trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế thời gian sắp tới
Ảnh minh họa.
Theo đó, cán bộ, công chức, viên chức trong biên chế và cán bộ, công chức cấp xã hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc quỹ tiền lương của đơn vị sự nghiệp theo quy định của pháp luật sẽ bị tinh giản biên chế nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước hoặc do đơn vị sự nghiệp công lập sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự để thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy và nhân sự;
2. Dôi dư do cơ cấu lại cán bộ, công chức, viên chức theo vị trí việc làm, nhưng không thể bố trí, sắp xếp được việc làm khác;
3. Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ quy định đối với vị trí việc làm đang đảm nhiệm, nhưng không có vị trí việc làm khác phù hợp để bố trí và không thể bố trí đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
4. Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với vị trí việc làm hiện đang đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc được giao, nhưng không thể bố trí việc làm khác.
5. Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, cán bộ, công chức được phân loại, đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp.
6. Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, viên chức có 1 năm được phân loại đánh giá xếp vào mức hoàn thành nhiệm vụ và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ nhưng không thể bố trí việc làm khác phù hợp;
7. Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội, có xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh và cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả trợ cấp ốm đau theo quy định hiện hành.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng quy định 5 trường hợp tinh giản biên chế khác bao gồm:
1. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập chưa được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức.
2. Viên chức, người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn tại các đơn vị sự nghiệp công lập được giao quyền tự chủ hoàn toàn về thực hiện nhiệm vụ, tài chính, tổ chức bộ máy, nhân sự dôi dư do sắp xếp lại tổ chức.
3. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng, kiểm soát viên của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu dôi dư do thực hiện cổ phần hóa, giao, bán, giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, phá sản hoặc chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc chuyển thành đơn vị sự nghiệp công lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Giám đốc, Phó giám đốc, Kế  toán trưởng của các nông, lâm trường quốc doanh dôi dư do sắp xếp lại.
4. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước, khi thôi làm đại diện phần vốn nhà nước, nhưng không bố trí được vị trí công tác mới.
5. Những người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao cho các hội thuộc danh sách dôi dư do sắp xếp lại tổ chức theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Nghị định của Chính phủ quy định những người thuộc đối tượng tinh giản biên chế thôi việc ngay được hưởng trợ cấp 3 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm; trợ cấp 1,5 tháng tiền lương cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội.
Nghị định cũng quy định, những trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế gồm: những  người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền; cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi; những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự (Theo Bizlive).
Nghị định này chắc chắn có lợi cho những người trót nhận cái gì đó của người ta, để bổ nhiệm công chức cho người ta không bị trả lại cũng không bị kỷ luật. Cái đó vẫn được dùng mà người bỏ ra cái đó vẫn phải ra đi vì nghị định, quyết !. Phải chăng nghị định này đã cho một số đối tượng là lãnh đạo lọt lưới Pháp luật, vì buộc người mua chức vụ nghỉ việc mà không cần xử lý theo Luật khiếu nại, tố cáo thì sẽ không ai đụng đến người ký quyết định bổ nhiệm !
Trông ảnh minh họa thì hàng rào kia nhổ càng nhiều càng thông thoáng ! Việt Nam ta trong thời gian qua lãnh đạo có đánh trống bỏ dùi, không thực hiện theo quy định của Pháp luật nên Nhân Dân sợ nhất vẫn là việc thực hiện "nhổ cây khỏe trồng cây còi" mà tiền lệ không ít.
Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan Thanh Hóa


Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 21/11/2014 06:46:12 SA
Thông tin chi tiết các bài viết đăng tải trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ, hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trên Facebook Vũ Minh Lê, đăng nhập theo số điện thoại: 0913128167
 
1 thành viên cảm ơn congtygiaoducvutan vì bài viết hữu ích
williamtien (21/11/2014)

UBND HUYỆN TĨNH GIA - LÀM LÃNH ĐẠO ĐÃ SAI PHẠM KHÔNG NÊN CƠ CẤU TÁI LÃNH ĐẠO

Xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa: Giải quyết tranh chấp ngõ đi trái luật

Nguồn gốc sử dụng đất
Đơn của Trung tá, CCB  Đỗ Công Chan, 75 tuổi nghỉ hưu tại thôn Đoan Hùng, xã Hải Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa trình bày: Gia đình ông sử dụng thửa đất ở có nguồn gốc từ thập kỉ 40 thế kỉ trước, là đất hương hỏa. Trước năm 1954, bố mẹ ông cho gia đình chú (em trai bố) là Đỗ Công Luân, vợ là Hoàng Thị Sự thửa đất ở giáp nhà. Phía Bắc giáp vườn nhà ông Nguyễn Văn Dong, phía Tây giáp vườn nhà ông Nguyễn Văn Dểnh, phía Đông giáp vườn nhà ông Lê Công Hải, phía Nam giáp vườn nhà bố mẹ, lối ngõ ra đường làng giáp vườn nhà ông Lê Công Hải. Trong cải cách ruộng đất, bố mẹ ông bị quy sai là địa chủ, gia đình phải ở nhờ nhà vợ chồng chú Đỗ Công Luân. Sau sửa sai, gia đình được trả lại căn nhà cũ, còn thửa đất ở của gia đình ông Đỗ Công Luân bị trưng thu giao cho ông Nguyễn Văn Quỳnh.
Sau này gia đình ông mở lối ngõ đi giáp vườn nhà bà Nguyễn Thị Ngồng để thuận tiện ra giếng đình. Ông Nguyễn Văn Quỳnh thấy ngõ mới mở thuận tiện việc đi lại nên sang xin đi nhờ (nhân chứng là bà Hoàng Thị Sự). Năm 1995, ông Nguyễn Văn Quỳnh (bố anh Tôn) thắt cổ chết, bà Hồ Thị Tửu (mẹ anh Tôn) về ở cùng vợ chồng anh, nên vườn nhà bỏ hoang, anh Tôn tự rào lối đi, hằng năm chỉ đến thăm vườn 1 – 2 lần. Năm 1997 đo vẽ bản đồ, thửa đất nhà ông Quỳnh mang số 30, thửa đất nhà anh Đỗ Công Chiến (con trai ông Đỗ Công Chan) mang số 44, thể hiện có lối đi chung hai gia đình ra đường làng.
Nguyên nhân của sự tranh chấp ngõ đi…
Năm 2011, anh Đỗ Văn Cả mua thửa đất số 30 của ông Quỳnh và phá tường thông qua vườn nhà anh Cả. Từ năm 1995, anh Tôn không sử dụng ngõ đi chung, ông Quỳnh là người xin đi nhờ ngõ cũng đã chết, do đó việc gia đình ông Quỳnh đi nhờ ngõ đã chấm dứt. Thửa đất số 44 của anh Đỗ Công Chiến đã được cấp GCNQSDĐ năm 1994, mang tên cụ Đỗ Công Chanh (ông nội anh Chiến). Năm 2011, anh Đỗ Công Chiến xây tường bịt lối ngõ cũ, mở ngõ mới phù hợp hướng của nhà, thuận tiện cho việc sinh hoạt. Sự việc tranh chấp ngõ đi bắt đầu khi anh Tôn bán đất cho anh Cả. Dư luận cho rằng, anh Cả  trả tiền đất và giữ lại hơn 100 triệu đồng yêu cầu anh Tôn phải đòi lại ngõ đi mới trả nốt. Vì vậy, anh Tôn mới gửi đơn khiếu nại lên UBND xã Hải Bình yêu cầu giải quyết tranh chấp ngõ đi chung.
   Giải quyết tranh chấp   ngõ đi có trái luật?
 Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Nếu hai bên không tự giải quyết được thì gửi đơn đến UBND xã. UBND xã có trách nhiệm phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên của MTTQ để hòa giải. Kết quả phải lập biên bản có chữ kí của các bên tranh chấp và xác nhận của UBND xã, chuyển đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, UBND xã không hướng dẫn hai gia đình tự hòa giải, mà dùng ý chí của chính quyền, áp lực của các tổ chức ép buộc gia đình ông Đỗ Công Chan. Hội nghị ngày 23/5/2012 không có biên bản cũng như có chữ kí của các bên tranh chấp, xác nhận của UBND xã giao cho các đương sự và gửi cấp trên có thẩm quyền, bịt đường khiếu nại của ông Chan theo luật định. Anh Chiến xây bịt ngõ năm từ 2011, ba năm sau ngày 7/1/2014, ông Nguyễn Quốc Tuấn, Chủ tịch UBND xã Hải Bình mới kí Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 03, mức phạt 2.000.000 đồng. Đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia ban hành Quyết định số 1785/QĐ-UBND ngày 15/4/2014, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với anh Đỗ Công Chiến.
Hội nghị giải quyết kiến nghị của ông Đỗ Công Chan kết luận gượng gạo, gò ép, không tuân thủ pháp luật. Rõ ràng trong bản đồ đo vẽ năm 1997 thể hiện ngõ đi chung từ đường của thôn, qua đất gia đình anh Chiến vào đến vườn nhà anh Tôn chỉ có hai gia đình sử dụng. Vậy mà lại kết luận là đất giao thông nông thôn. Ông Nguyễn Quốc Tuấn còn tuyên bố sẽ tổ chức đấu thầu ngõ này xã thu tiền, ưu tiên gia đình ông Chan nhận thầu trước. Đáng buồn, tại cuộc họp, biên bản không ghi ngày, tháng, năm có mặt ông Phó Trưởng phòng Tư pháp huyện cũng nhầm ngõ chung của hai hộ là đất đường giao thông nông thôn. Biên bản hội nghị không có chữ kí của ông Khương Anh Dũng, Phó Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tĩnh Gia, chắc ông Dũng nhìn thấy sự lắt léo trái luật nên không kí?
Điều 34, Luật Khiếu nại 2011 quy định, người giải quyết khiếu nại lần đầu là Chủ tịch UBND huyện, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Thế nhưng, ngày 3/6/2014, Phòng Tư pháp huyện lại tham mưu cho ông Hoàng Văn Phú, Chánh Văn phòng UBND huyện ban hành Công văn số 742/UBND-TP trả lời đơn kiến nghị của ông Đỗ Công Chan, cắt quyền khiếu nại hợp pháp của gia đình ông. Thiết nghĩ, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia nên chấn chỉnh trình tự giải quyết khiếu nại tranh chấp ngõ đi của gia đình ông Chan đúng quy định của pháp luật.
Trông hình ảnh cũng đủ thấy có dấu hiệu cướp tài sản tại UBND xã Hải Bình (Vụ việc này sẩy ra giữa công an xã Hải Bình đối với một phụ nữ. Hiện đang quy trình chuẩn bị hồ sơ công khai để người có thẩm quyền ở nơi đây tâm phục, khẩu phục trước thềm bầu cử 2015)
Từ các thực tế ở địa phương này thể hiện rõ: trên nhiều không nghiêm, dưới đầy bất minh. Huyện làm đúng, xã đâu dám làm càn. Không thể có chuyện một người làm lãnh đạo có thâm niên, sai phạm không ít. Thậm chí đã từng bị kỷ luật theo kiểu kiểm điểm của nhà nước thời nay mà lại không hiểu Luật là không đúng. Chắc chắn đây chỉ là sự nhờn luật (coi thường Pháp Luật), làm lãnh đạo mà cứ làm bừa thành cày là điều không nên./.
Lê Minh Vũ congtygiaoducvutan Thanh Hóa

Zing Blog


Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 20/11/2014 12:58:28 CH Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 20/11/2014 12:42:37 CH Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 20/11/2014 12:31:12 CH Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 20/11/2014 09:45:24 SA Cập nhật bởi congtygiaoducvutan ngày 20/11/2014 09:04:15 SA
Thông tin chi tiết các bài viết đăng tải trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ, hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trên Facebook Vũ Minh Lê, đăng nhập theo số điện thoại: 0913128167
 

Không có nhận xét nào: