Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

KHÔNG CÓ ĐẠO ĐỨC GIA ĐÌNH THÌ THIÊN HẠ ĐỪNG MƠ VỀ NHÂN PHẨM

Tố Án Oan Cứu Người Phản Mình, Đó Là Nghịch Lý Cứu Người Vô Đạo !


Khi một con người đang tâm bán rẻ bản thân, máu mủ của mình để "cầu vinh" làm tôi tớ. Quay đầu đe dọa ruột thịt của mình là loại người mà toàn xã hội phải dè chừng! Dù vậy đến giờ phút cuối tôi vẫn giữ đúng tư cách người "cha, chú", để rồi những việc làm trái luân thường đạo lý cho "Trời Đất" phân xử. Dù sao tôi cũng mong thú tính "nồi da nấu thịt" sớm tỉnh ngộ để tự cứu mình và không cản trở đời sống của người máu mủ tàn phế

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

LÀM PHAO BƠI VÀO BIỂN LUẬT VỤ ÁN CÔNG TY BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI FPT VÀ VŨ NGỌC LƯU

LUẬT DÂN SỰ 2005 ( Áp dụng vụ việc ngày 7/1/2016)
Điều 93. Trách nhiệm dân sự của pháp nhân
1. Pháp nhân phải chịu trách nhiệm dân sự về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện nhân danh pháp nhân.
2. Pháp nhân chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình; không chịu trách nhiệm thay cho thành viên của pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do thành viên xác lập, thực hiện không nhân danh pháp nhân.
3. Thành viên của pháp nhân không chịu trách nhiệm dân sự thay cho pháp nhân đối với nghĩa vụ dân sự do pháp nhân xác lập, thực hiện

Điều 103. Pháp nhân là tổ chức kinh tế
1. Doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 của Bộ luật này là pháp nhân.
2. Tổ chức kinh tế phải có điều lệ.
3. Tổ chức kinh tế chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.
Điều 124. Hình thức giao dịch dân sự
1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.
Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu được coi là giao dịch bằng văn bản.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Điều 126. Giải thích giao dịch dân sự
1. Trong trường hợp giao dịch dân sự có thể được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì việc giải thích giao dịch dân sự đó được thực hiện theo thứ tự sau đây:
a) Theo ý muốn đích thực của các bên khi xác lập giao dịch;
b) Theo nghĩa phù hợp với mục đích của giao dịch;
c) Theo tập quán nơi giao dịch được xác lập.
2. Việc giải thích hợp đồng dân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 409 của Bộ luật này, việc giải thích nội dung di chúc được thực hiện theo quy định tại Điều 673 của Bộ luật này.
Điều 140. Đại diện theo pháp luật
Đại diện theo pháp luật là đại diện do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định.
Điều 280. Nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Điều 281. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự
Nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng dân sự;
2. Hành vi pháp lý đơn phương;
3. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;
6. Những căn cứ khác do pháp luật quy định.
Điều 282. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự
1. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự có thể là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện.
2. Đối tượng của nghĩa vụ dân sự phải được xác định cụ thể.
3. Chỉ những tài sản có thể giao dịch được, những công việc có thể thực hiện được mà pháp luật không cấm, không trái đạo đức xã hội mới là đối tượng của nghĩa vụ dân sự.
Điều 401. Hình thức hợp đồng dân sự
1. Hợp đồng dân sự có thể được giao kết bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, khi pháp luật không quy định loại hợp đồng đó phải được giao kết bằng một hình thức nhất định.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực, phải đăng ký hoặc xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Hợp đồng không bị vô hiệu trong trường hợp có vi phạm về hình thức, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 409Giải thích hợp đồng dân sự
1. Khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng thì không chỉ dựa vào ngôn từ của hợp đồng mà còn phải căn cứ vào ý chí chung của các bên để giải thích điều khoản đó.
2. Khi một điều khoản của hợp đồng có thể được hiểu theo nhiều nghĩa thì phải chọn nghĩa nào làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên.
3. Khi hợp đồng có ngôn từ có thể hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau thì phải giải thích theo nghĩa phù hợp nhất với tính chất của hợp đồng.
4. Khi hợp đồng có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải được giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng.
5. Khi hợp đồng thiếu một số điều khoản thì có thể bổ sung theo tập quán đối với loại hợp đồng đó tại địa điểm giao kết hợp đồng.
6. Các điều khoản trong hợp đồng phải được giải thích trong mối liên hệ với nhau, sao cho ý nghĩa của các điều khoản đó phù hợp với toàn bộ nội dung hợp đồng.
7. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên với ngôn từ sử dụng trong hợp đồng thì ý chí chung của các bên được dùng để giải thích hợp đồng.
8. Trong trường hợp bên mạnh thế đưa vào hợp đồng nội dung bất lợi cho bên yếu thế thì khi giải thích hợp đồng phải theo hướng có lợi cho bên yếu thế.
Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.
Điều 605. Nguyên tắc bồi thường thiệt hại
1. Thiệt hại phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thoả thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường, nếu do lỗi vô ý mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì người bị thiệt hại hoặc người gây thiệt hại có quyền yêu cầu Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
Điều 607. Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là hai năm, kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm.
Điều 609. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định (Luật DS 2015 là 50 tháng lương tối thiểu).
Điều 612. Thời hạn hưởng bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm
1. Trong trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường cho đến khi chết.
2. Trong trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
Điều 616. Bồi thường thiệt hại do nhiều người cùng gây ra
Trong trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Điều 618. Bồi thường thiệt hại do người của pháp nhân gây ra
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 622. Bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra
Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Điều 623. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Điều 627Bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác gây ra
Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại, nếu để nhà cửa, công trình xây dựng khác đó bị sụp đổ, hư hỏng, sụt lở gây thiệt hại cho người khác, trừ trường hợp thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại hoặc do sự kiện bất khả kháng.
LUẬT DÂN SỰ 2015
Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại
1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

ĐIỀU 585 (đã có)
Trường hợp nhiều người cùng gây thiệt hại thì những người đó phải liên đới bồi thường cho người bị thiệt hại. Trách nhiệm bồi thường của từng người cùng gây thiệt hại được xác định tương ứng với mức độ lỗi của mỗi người; nếu không xác định được mức độ lỗi thì họ phải bồi thường thiệt hại theo phần bằng nhau.
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
ĐIỀU 590 (đã có)
Điều 591. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm
1. Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
a) Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
b) Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
c) Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
1. Trường hợp người bị thiệt hại mất hoàn toàn khả năng lao động thì người bị thiệt hại được hưởng bồi thường từ thời điểm mất hoàn toàn khả năng lao động cho đến khi chết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp người bị thiệt hại chết thì những người mà người này có nghĩa vụ cấp dưỡng khi còn sống được hưởng tiền cấp dưỡng từ thời điểm người có tính mạng bị xâm phạm chết trong thời hạn sau đây:
a) Người chưa thành niên hoặc người đã thành thai là con của người chết và còn sống sau khi sinh ra được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi đủ mười tám tuổi, trừ trường hợp người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập đủ nuôi sống bản thân;
b) Người thành niên nhưng không có khả năng lao động được hưởng tiền cấp dưỡng cho đến khi chết.
3. Đối với con đã thành thai của người chết, tiền cấp dưỡng được tính từ thời điểm người này sinh ra và còn sống.
Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Cá nhân, pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người làm công, người học nghề gây ra trong khi thực hiện công việc được giao và có quyền yêu cầu người làm công, người học nghề có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Chủ sở hữu, người chiếm hữu, người được giao quản lý, sử dụng nhà cửa, công trình xây dựng khác phải bồi thường thiệt hại do nhà cửa, công trình xây dựng khác đó gây thiệt hại cho người khác.
Khi người thi công có lỗi trong việc để nhà cửa, công trình xây dựng khác gây thiệt hại thì phải liên đới bồi thường.
LUẬT HÌNH SỰ 1999 SỬA ĐỔI BỔ SUNG 2009
Điều 9. Cố ý phạm tội
Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trường hợp sau đây:
1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xẩy ra;
 2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Điều 20. Đồng phạm 
1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.
2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.
Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.
Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.
Người giúp sức là người tạo những điều kiện tinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.
3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.
Điều 21. Che giấu tội phạm
Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
Điều 22. Không tố giác tội phạm
1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộ luật này.
Điều 104. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác 
3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.
Điều 109. Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính 
1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 241. Tội vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện 
1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
a) Cho phép xây nhà, công trình hoặc tự ý xây nhà, công trình trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình điện;
b) Gây nổ, gây cháy, đốt rừng làm nương rẫy, làm đổ cây ảnh hưởng đến an toàn vận hành công trình điện;
c) Đào hố, đóng cọc, xây nhà lên hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm;
d) Thả neo tàu, thuyền trong hành lang bảo vệ đường cáp điện ngầm đặt ở  lòng sông, lòng biển đã có thông báo hoặc biển báo.
2. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười năm.
4. Phạm tội trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 300. Tội làm sai lệch hồ sơ vụ án 
1. Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm, Thư ký Toà án, nhân viên tư pháp khác, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự nào mà thêm, bớt, sửa đổi, đánh tráo, huỷ, làm hư hỏng các tài liệu, vật chứng của vụ án hoặc bằng các thủ đoạn khác nhằm làm sai lệch nội dung hồ sơ vụ án, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 307. Tội khai báo gian dối hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật 
1. Người giám định, người phiên dịch, người làm chứng nào mà kết luận, dịch, khai gian dối hoặc cung cấp những tài liệu mà mình biết rõ là sai sự thật, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:
a) Có tổ chức;
b) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 308. Tội từ chối khai báo, từ chối kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu 
1. Người nào từ chối khai báo nếu không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 22 của Bộ luật này hoặc trốn tránh việc khai báo, việc kết luận giám định hoặc từ chối cung cấp tài liệu mà không có lý do chính đáng, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm .
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Điều 309. Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật 
1. Người nào mua chuộc hoặc cưỡng ép người làm chứng, người bị hại khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật, người giám định kết luận gian dối, người phiên dịch dịch xuyên tạc, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm .
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:
a) Dùng vũ lực, đe doạ dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn nguy hiểm khác;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn.
Điều 313. Tội che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm:
Điều 165, các khoản 2 và 3 (tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng); Điều 281, các khoản 2 và 3 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ); Điều 282, các khoản 2 và 3 (tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ); Điều 283, các khoản 2, 3 và 4 (tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi); Điều 284, các khoản 2, 3 và 4 (tội giả mạo trong công tác).
2. Phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn cản trở việc phát hiện tội phạm hoặc có những hành vi khác bao che người phạm tội, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.
Điều 314. Tội không tố giác tội phạm 
1. Người nào biết rõ một trong các tội phạm được quy định tại Điều 313 của Bộ luật này đang được chuẩn bị, đang hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị e m ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về việc không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Người không tố giác nếu đã có hành động can ngăn người phạm tội hoặc hạn chế tác hại của tội phạm, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự hoặc miễn hình phạt.

Vụ việc chúng tôi sẽ liên tục cập nhật
Lê Minh Vũ Thanh Hóa

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

TOÀN VĂN QUAN TRỌNG HỒ SƠ VỤ ÁN HÌNH SỰ CỦA NGƯỜI GÂY RA TRONG CUỘC ĐỜI CỦA VŨ NGỌC LƯU

ĐÂY LÀ VỤ ÁN OAN, MẶC DÙ TRẦN VĂN TIẾN CỐ NHẬN TỘI CHO CÔNG TY BÁN LẺ ĐIỆN THOẠI FPT VỚI BẤT CỨ LÝ DO GÌ. NHỮNG GÌ CÓ TRONG TAY, CHÚNG TÔI SẼ CHỨNG MINH KẺ PHẠM TỘI !
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 02 tháng 01 năm 2018
ĐƠN TỐ CÁO TỘI PHẠM
Kính gửi: Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia.
Tôi là Lê Minh Vũ
CMTND số 171 377 144 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 03/4/2009
Địa chỉ: thôn Liên Vinh, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Là đại diện theo ủy quyền của anh Vũ Ngọc Lưu
CMTND số 173 031 118 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 24/02/2001.
Địa chỉ: thôn Cao Nam, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Là bị hại trong vụ án Hình sự “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện” quy định tại điều 241 của Bộ luật hình sự, xảy ra ngày 07/01/2016 tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Làm đơn này tố cáo: Công ty Cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Shop)
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Bạch Điệp
Chức vụ: Tổng giám đốc
Trụ sở: 261 – 263 Khánh Hội, phường 5, quận 4, tp Hồ Chí Minh.
Là người phạm tội chính trong vụ án Hình sự “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện” quy định tại điều 241 của Bộ luật hình sự, xảy ra ngày 07/01/2016 tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Do điều kiện anh Vũ Ngọc Lưu bị cụt tay, không thể viết, ký và điểm chỉ, nên tôi đã trao đổi với anh Vũ Ngọc Lưu để đứng tên viết đơn tố cáo.
NỘI DUNG CỤ THỂ
Căn cứ vào lời khai của anh Vũ Ngọc Lưu tại Cơ quan điều tra và các tài liệu của vụ án thể hiện:
- Bị cáo Tiến chỉ là người giới thiệu cho Vũ Ngọc Lưu nhận công việc lắp biển quảng cáo cho Công ty Cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Shop).
- Địa điểm kinh doanh tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, có Hợp đồng thuê mặt bằng của Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT. Hợp đồng thể hiện rõ, Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT chịu trách nhiệm trước pháp luật các hoạt động của mình.
- Biển quảng cáo nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của FPTShop; Nội dung biển quảng cáo mang tên công ty FPT; kích thước biển quảng cáo theo tiêu chuẩn của FPT Shop nên không thể nói FPT Shop không giám sát, chỉ đạo quá trình lắp ráp thay thế biển hiệu, không thể nói FPT Shop không biết vị trí và kích thước của biển quảng cáo “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện”.
- Vũ Ngọc Lưu thảo luận về tiền công và nhận tiền công từ nhân viên khác của FPT Shop theo đúng quy định về kế toán, thể hiện rõ việc quản lý, chỉ đạo chặt trẽ của FPT Shop. Không thể nói bị cáo Tiến tự ý làm, tự ý chi tiền và tự chịu trách nhiệm.
Việc FPT Shop đưa bị cáo Tiến, là nhân viên kỹ thuật bình thường, trở thành người phụ trách cửa hàng FPT để gánh toàn bộ trách nhiệm có nhiều vấn đề cần xem xét. Quyết định bổ nhiệm bị cáo Tiến không phù hợp với bảng lương và các tài liệu khác, thể hiện việc ban hành quyết định bổ nhiệm để hợp thức cả giai đoạn dài trước đó. Tuy nhiên, kể cả khi bị cáo Tiến là quản lý cửa hàng hợp lệ, cũng không thể miễn truy cứu trách nhiệm của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.
Việc cố tình đẩy toàn bộ trách nhiệm sang cho bị cáo Tiến, là người có quan hệ ruột thịt với bị hại, của FPT Shop là thủ đoạn cực kỳ tinh vi nhằm ép bị hại phải rút đơn, nhằm trốn trách nhiệm hình sự.
Bị cáo Tiến chỉ là người thay thế, nhằm gánh toàn bộ trách nhiệm cho Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT.
Vậy, tôi làm đơn này, tố cáo Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Người đại diện theo pháp luật là bà Nguyễn Bạch Điệp; Chức vụ: Tổng giám đốc) mới chính là người phạm tội trong vụ án trên và yêu cầu Công ty CP Kỹ thuật số FPT chịu trách nhiệm trước pháp luật. Kính đề nghị Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia xem xét, khởi tố Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Shop)
Đồng thời, căn cứ vào vai trò của bị cáo Tiến trong hoạt động thực sự của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT, tôi đề nghị Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia xem xét miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Văn Tiến.
Kính mong Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia xem xét, giải quyết.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người tố cáo
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 12 tháng 1 năm 2018
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
BỒI THƯỜNG TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ
Kính gửi: Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia.
Tôi là: Lê Minh Vũ
CMND số 171377144, do Công an Thanh Hóa cấp ngày 3/7/2009
Trú tại thôn Liên Vinh, xã Tĩnh hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Là Đại diện theo ủy quyền của bị hại Vũ Ngọc Lưu trong vụ án “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện” xảy ra ngày 07/01/2016 tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Do điều kiện anh Vũ Ngọc Lưu không thể tự thể hiện ý chí bằng văn bản, nên đã thống nhất đọc lại cho tôi ghi lại các ý kiến sau:
Trong quá trình điều tra, với tinh thần hợp tác hỗ trợ nhau ở mức tối đa, anh Vũ Ngọc Lưu có đề nghị với Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT (Công ty FPT) hỗ trợ số tiền là 500.000.000 VND (Năm trăm triệu đồng)
Đáp lại thiện chí của anh Vũ Ngọc Lưu, Công ty FPT đã không chấp nhận thỏa thuận, rũ bỏ mọi trách nhiệm, đẩy toàn bộ trách nhiệm sang cho cá nhân Trần Văn Tiến cho Công an huyện Tĩnh Gia khởi tố không đúng đối tượng.
Căn cứ nghị định 141/2017/NĐ-CP ngày 07/12/2017, mức lương tối thiểu áp dụng tại vùng III là 3.090.000VND/tháng; Căn cứ việc không thể thỏa thuận với Công ty FPT, bị hại Vũ Ngọc Lưu đề nghị Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia buộc Công ty FPT bồi thường Trách nhiệm dân sự với các khoản sau:
1. Yêu cầu bồi thường chu cấp 1suất lương tối thiểu cho bản thân anh Lưu đến ngày 76 tuổi (76 tuổi - 35 tuổi = 41 năm); (41 năm x 12 tháng = 492 tháng); 492 tháng x 3.090.000 đồng = 1.520.280.000 đồng.
2. Yêu cầu bồi thường chu cấp 1 suất lương tối thiểu cho vợ là người chăm sóc toàn bộ là 492 tháng x 2.400.000 đồng = 1.520.280.000 đồng.
3. Yêu cầu chu cấp 1/2 mức lương tối thiểu cho con gái đầu sinh năm 2003 đến tuổi 18 (5 năm x 12 tháng = 60 tháng); 60 tháng x 1.545.000 đồng = 92.700.000 đồng.
4. Yêu cầu bồi thường chu cấp 1/2 mức lương tối thiểu cho con gái thứ 2 sinh năm 2010 đến tuổi 18 (12 năm x 12 tháng =144 tháng); 144 tháng x 1.545.000 đồng = 222.480.000 đồng.
5. Yêu cầu bồi thường chu cấp 1/3 suất lương tối thiểu cho mẹ đẻ anh Lưu do anh Lưu phải có trách nhiệm nuôi dưỡng đến năm mẹ của anh Lưu 76 tuổi (20 năm): 20 năm x 12 tháng x 1.030.000 đỗng = 247.200.000 đồng.
6. Chi phí đã lắp tay cơ khí là 9.000.000 đồng.
7. Chi phí đi lại và phí tái khám là 3.800.000 đồng
8. Chi phí lắp 1 bàn tay điện tử theo báo giá từ cơ sở ở Hà Nội, 1 bàn tay điện tử có giá từ 90.000.000 đồng
9. Các khoản viện phí và chi phí điều trị tại Viện Bỏng Quốc Gia do Công ty FPT đã hỗ trợ và gia đình đã chi. Bị Hại Vũ Ngọc Lưu thừa nhận Công ty FPT tự nguyện hỗ trợ điều trị không hoàn lại số tiền 110.000.000 đồng, không yêu cầu thanh toán thêm viện phí
Tổng tiền yêu cầu bồi thường chi trả trọn gói một lần, cần yêu cầu thanh toán (từ 1 đến 8) là 3.705.740.000 đồng (Ba tỷ, bảy tram linh năm triệu, bảy trăm bốn mươi nghìn đồng).
Trên đây là nguyện vọng của người bị hại Vũ Ngọc Lưu đã trực tiếp đọc lời cho tôi viết lại.
Tôi cam đoan viết đúng những gì đã trao đổi với anh Vũ Ngọc Lưu, được sự đồng ý của anh Vũ Ngọc Lưu, lập đơn và nộp đơn trong phạm vi được ủy quyền.
Kính mong Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia xem xét, giải quyết.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Người viết đơn
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Thanh Hóa, ngày 20 tháng 1 năm 2018
ĐƠN YÊU CẦU KHỞI TỐ VÀ XIN GIÁM ĐỊNH LẠI
Kính gửi: Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia.
Viện kiểm sát Nhân dân huyện Tĩnh Gia.
Công an huyện Tĩnh Gia
Tôi là Lê Minh Vũ
CMTND số 171 377 144 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 03/4/2009
Địa chỉ: thôn Liên Vinh, xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Là đại diện theo ủy quyền của anh Vũ Ngọc Lưu
CMTND số 173 031 118 do Công an tỉnh Thanh Hóa cấp ngày 24/02/2001.
Địa chỉ: thôn Cao Nam, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Là bị hại trong vụ án Hình sự “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện” quy định tại điều 241 của Bộ luật hình sự, xảy ra ngày 07/01/2016 tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Làm đơn này đề nghị khởi tố bị can, khởi tố vụ án đối với: Công ty Cổ phần bán lẻ Kỹ thuật số FPT (FPT Shop)
Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Bạch Điệp
Chức vụ: Tổng giám đốc
Trụ sở: 261 – 263 Khánh Hội, phường 5, quận 4, tp Hồ Chí Minh.
Là người phạm tội chính trong vụ án Hình sự “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện” quy định tại điều 241 của Bộ luật hình sự, xảy ra ngày 07/01/2016 tại thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa.
Do điều kiện anh Vũ Ngọc Lưu bị cụt tay, không thể viết, ký và điểm chỉ, nên tôi đã trao đổi với anh Vũ Ngọc Lưu để đứng tên viết đơn.
NỘI DUNG CỤ THỂ
Căn cứ vào biên bản hiện trường lập tại địa điểm kinh doanh, của Công ty CP Bán lẻ kỹ thuật số FPT, địa chỉ: thôn Bắc Hải, xã Hải Thượng, mà Công ty FPT có Trụ sở tại 261 – 263 Khánh Hội, phường 5, quận 4, tp Hồ Chí Minh Hợp đồng thuê mặt bằng để phục vụ kinh doanh.
- Biển quảng cáo nhằm phục vụ cho hoạt động kinh doanh của FPTShop; Nội dung biển quảng cáo mang tên công ty FPT. Như vậy việc mở thêm cửa hàng kinh doanh và quyết định đầu tư vào cửa hàng phải do Tổng giám đốc quyết định, từ đó cho thấy việc “Vi phạm quy định về an toàn vận hành công trình điện” quy định tại điều 241 của Bộ luật hình sự thì Tổng giám đốc công ty FPT phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Với sự nhìn nhận đó, bị hại Vũ Ngọc Lưu yêu cầu cơ quan chức năng khởi tố bị can, khởi tố vụ án hình sự đối với Tổng giám đốc công ty FPT với tư cách là người quyết định đầu tư xây dựng cơ sở kinh doanh mới gây nên vụ tai nạn theo quy định của pháp luật.
Căn cứ vào vai trò của bị cáo Trần Văn Tiến trong chức năng hoạt động thực sự của Công ty CP Bán lẻ Kỹ thuật số FPT tại thời điểm sảy ra vụ án, bị cáo Tiến chỉ là người thực hiện theo mệnh lệnh của cấp trên. Do vậy trong thời gian bị hại Vũ Ngọc Lưu điều trị tại bệnh viện, bà Thúy và 2 người khác đại diện cho Công ty FPT đã trực tiếp làm việc với tôi để rồi sau đó có 3 lần đem tiền đến Viện Bỏng hỗ trợ cho bị hại Lưu và cử bị cáo Tiến đến Viện Bỏng chăm nuôi bị hại Lưu. Trong đó một lần công ty FPT đưa cho bị cáo Tiến 30 triệu, hai lần công ty FPT đưa cho vợ bị hại Lưu là 80 triệu. Do vợ bị hại Lưu không biết chữ nên bà Thúy đại diện công ty gọi điện cho tôi để nhờ bà Lê Thị Hoàng là mẹ đẻ của bị hại Lưu ký nhận 110 triệu thay cho bị cáo Tiến và vợ Bị hại Lưu tại Viện Bỏng Quốc Gia. Thực chất bà Hoàng không nhận quản lý 110 triệu đồng mà công ty FPT hỗ trợ cho bị hại Lưu. Khi thấy bị hại Lưu qua cơn nguy kịch bà Thúy đại diện công ty FPT nói với tôi, bố trí người chăm sóc, xin cho bị cáo Tiến trở về công ty làm việc. Bà Thúy đại diện ban giám đốc công ty FPT đã trực tiếp gọi điện thoại mời tôi là người đại diện bị hại Lưu đến văn phòng của công ty FPT ở Hà Nội để đàm phán (có ảnh đàm phán) nhưng không lập biên bản. Với sự thật đó, ban đầu công ty FPT đã thừa nhận trách nhiệm của mình nên việc khởi tố đối với Tổng giám đốc công ty FPT là có căn cứ.
Tại phiên đối thoại bồi thường trách nhiệm dân sự ngày 19/1/2018 do Tòa án Nhân Dân huyện Tĩnh Gia chủ trì, có sự giám sát của đại diện Viện kiểm sát huyện Tĩnh Gia. Đại diện công ty FPT (bà Huyền) và luật sư của công ty FPT (ông Bảo) khẳng định: Công ty FPT không có lỗi, không hỗ trợ cho bị hại Lưu, số tiền 110 triệu là công ty hỗ trợ cho bị cáo Tiến để bị cáo Tiến bồi thường cho bị hại Lưu là không đúng, mà đó chỉ là hành vi quanh co chối tội một cách tinh vi của công ty FPT. Từ thực tế trên, tôi đề nghị Công an huyện Tĩnh Gia; Viện kiểm sát Tĩnh Gia và Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia xem xét miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho bị cáo Trần Văn Tiến. Khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với tổng giám đốc công ty FPT là người quyết định đầu tư xây dựng và chỉ đạo cấp dưới thực hiện nguyên nhân làm cho anh Vũ Ngọc Lưu trở thành tàn phế.
Căn cứ thực tế, bị hại Vũ Ngọc Lưu bị cắt cụt tại cẳng tay trái. Tay phải cắt cụt 2 ngón giữa, ngón trỏ, ngón út và ngón cái co quắp không cử động được. Cổ tay phải bị bỏng sâu đứt hẳn các dây thần kinh và gân do vậy khớp cổ tay và bàn tay co cứng không cử động được. Hiện tại mọi sinh hoạt bình thường như ăn uống, vệ sinh cá nhân vợ bị hại Lưu phải phục vụ. Về chân bị bỏng co dúm đi lại khó khăn, với thực tế đó bị hại Vũ Ngọc Lưu đã mất hoàn toàn vĩnh viễn khả năng lao động. Kết quả giám định pháp y tỉnh Thanh Hóa kết luận thương tật 77% đẫ làm cho bị hại Lưu mất quyền lợi người chăm sóc toàn bộ là không khách quan, bị hại Vũ Ngọc Lưu đề nghị cơ quan chức năng cho giám định lại tỷ lệ thương tật để đảm bảo quyền lợi cho người chăm sóc.
Kính mong Công an huyện Tĩnh Gia; Viện kiểm sát Tĩnh Gia và Tòa án Nhân dân huyện Tĩnh Gia khởi tố bị can, khởi tố vụ án đối với Tổng giám đốc công ty FPT và cho bị hại Vũ Ngọc Lưu được giám định lại. Đại diện người bị hại tôi xin trân trọng cảm ơn!
NGƯỜI LÀM ĐƠN

ThíchHiển thị thêm cảm xúc
Bình luận