Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

NHÂN DÂN CẢ NƯỚC MONG MUỐN CÓ MỘT SỰ THAY ĐỔI TÍCH CỰC CỦA ẤT MÙI

Sáng nay (25/3) tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và lãnh đạo các bộ liên quan nghe báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính (TTHC), góp phần cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia trong lĩnh vực giao lưu hàng hóa qua biên giới năm 2014 và thống nhất nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để tiếp tục tập trung chỉ đạo nhằm tạo bước chuyển biến thực chất ngay trong năm nay.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, đến nay hệ thống thông quan điện tử đã được triển khai tại tất cả các cục và chi cục hải quan với 98% số tờ khai, kim ngạch đã thông quan điện tử. Cục Hải quan các tỉnh, thành phố cũng đã thực hiện thanh toán thuế điện tử.
Cùng với triển khai cơ chế một cửa quốc gia tại 12 cảng biển quốc tế, lực lượng hải quan đã tăng cường lắp đặt hệ thống máy soi container tại các điểm kiểm tra hàng hóa trọng điểm; đẩy mạnh thực hiện kỷ cương hành chính, nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, đồng thời phối hợp với các bộ, ngành liên quan thành lập tổ chuẩn hóa và rà soát, mã hóa mã số khoảng 200 danh mục hàng hóa phải quản lý, kiểm dịch, kiểm tra tiêu chuẩn, chất lượng đưa vào hệ thống thông quan điện tử.

 
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng: Không có thị trường, không có xuất nhập khẩu thì làm sao có tăng trưởng
Các bộ, ngành đều nhất trí phải sớm kết nối cơ chế một cửa quốc gia và thể hiện quyết tâm tiếp tục cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, trong đó sẽ giảm 50% thời gian thông quan đối với quá trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm hàng hóa nông sản, giảm tiếp thời gian làm thủ tục xuất-nhập cảnh ở các cửa khẩu quốc tế bằng đường bộ và cảng biển, nâng tỷ lệ các dịch vụ hành chính công trực tuyến… Các bộ, ngành thống nhất cao ban hành rõ tiêu chí kiểm tra hàng hóa thông quan và tập trung hải quan là đầu mối thực hiện.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết 19 của Chính phủ và đạt được nhiều tiến bộ trong cải cách thủ tục hành chính lĩnh vực hải quan và thuế. Tuy nhiên không thể thỏa mãn, không thể hài lòng với những kết quả đã làm được vì so với yêu cầu, so với mong muốn còn có thể làm được nhiều hơn và tốt hơn.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nêu rõ: “Chắc các đồng chí đã nghe thấy tiếng kêu của doanh nghiệp, tiếng kêu của người dân đối với chúng ta trong lĩnh vực cải cách hành chính. Tôi xin nhấn mạnh lại, không phải chúng ta không quan tâm mà có quan tâm, có tiến bộ nhưng chúng ta chỉ so với chúng ta không là không được. Bây giờ chúng ta đứng chót ASEAN- 6, thậm chí có lĩnh vực còn thấp hơn Lào, Campuchia, Myanmar… làm sao mà đất nước mình, dân tộc mình chấp nhận được! Trong bối cảnh này mà môi trường không cạnh tranh thì không thể thu hút đầu tư, không tạo thuận lợi dễ dàng thì không thể nâng cao sức cạnh tranh của đất nước được mà sức cạnh tranh là quyết định sự phát triển của đất nước…”.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: cải cách TTHC là nhiệm vụ chính trị trọng tâm thường xuyên của Chính phủ trong năm nay, khâu đột phá để cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh quốc gia. Từng Bộ trưởng, trưởng ngành và người đứng đầu chính quyền các cấp phải nhận thức rõ ý nghĩa quan trọng này, đề cao trách nhiệm tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt chương trình hành động với các mục tiêu, chỉ tiêu cải cách các TTHC cụ thể với quyết tâm không chỉ đạt mà còn phải vượt chỉ tiêu cải cách thủ tục hành chính đề ra.
Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật không được bảo thủ, phải lắng nghe ý kiến người dân và doanh nghiệp, phải đặt lợi ích của người dân và đất nước lên trên hết, đồng thời tiếp thu kinh nghiệm của các nước tiên tiến trên thế giới.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: “Muốn cải cách thì phải rà soát pháp luật hiện hành. Hệ thống pháp luật hiện hành quan trọng lắm các đồng chí. Thủ tục không phải trên trời đâu mà nó nằm ngay trong các văn bản mà văn bản do mình đề ra hết cả. Thông tư, công văn của bộ, rồi mới tới Nghị quyết của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính phủ rồi mới tới Nghị định. Từng bộ rà soát lại những cái gì liên quan đến doanh nghiệp, liên quan đến người dân hoàn thiện theo hướng tạo thuận lợi tối đa, phục vụ thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, người dân, đồng thời đưa ra các giải pháp thông thoáng thuận lợi nhưng phải quản lý được. Cái này là cải cách trực tiếp…” .
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu các bộ, ngành liên quan, nhất là người đứng đầu tăng cường phối hợp chặt chẽ với nhau, để xử lý nhanh nhất các vướng mắc nảy sinh, các chồng chéo trong thủ tục hành chính; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là đẩy nhanh kết nối cơ chế một cửa quốc gia.
Thủ tướng yêu cầu các Bộ trưởng dứt khoát không làm theo kiểu “đánh trống bỏ dùi”, tăng cường kiểm soát cải cách thủ tục hành chính không chỉ dừng ở trên giấy mà cắt giảm thủ tục, cắt giảm thời gian cụ thể trên thực tiễn, phấn đấu trong năm nay tạo chuyển biến biến thực sự với những con số cụ thể trong lĩnh vực thuế, thông quan, cấp phép kinh doanh, tiếp cận điện năng…
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng đề nghị doanh nghiệp, Mặt trận Tổ quốc và báo chí tích cực tham gia giám sát với vai trò phản biện quá trình thực hiện cải cách thủ tục hành chính để các bộ, ngành liên quan thực hiện ngày càng tốt hơn, thiết thực hơn nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân và doanh nghiệp. Với sự quyết tâm cao của Thủ tướng, chắc chắn người thi hành Pháp Luật sẽ đi đúng đường lối thì năm Ất Mùi 2015 này sẽ là năm mang lại thành công lớn cho Nhân Dân Việt Nam chúng ta./.
Lê Minh Vũ, Công ty Giáo dục Vũ Tấn
THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, bài viết trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ (0913128167) hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trang chủ Facebook: Lê Minh Vũ (Công ty Giáo dục Vũ Tấn), đăng nhập nick:vutan1151998@gmail.com. hoặc https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/review

Chủ Nhật, 22 tháng 3, 2015

ĐỒNG QUYỀN

Trong xã hội nào cũng có sự phân cấp về cấp bậc ví như xã, phường; quận huyện; tỉnh, thành phố; trung ương. Cấp nào cũng có người có quyền lực tại cấp đó mà Pháp Luật Việt Nam ta quy định đó là người có thẩm quyền, ngoài ra người có quyền lực hay người có thẩm quyền còn có một bộ máy giúp việc phân cấp rất rõ ràng cho từng công việc cụ thể.
Cấp nào phải có chủ thể ở cấp đó, chủ thể luôn giữ vai trò của chủ thể. Cho dù Luật Quốc hay Luật Gia thì khi xuất hiện chủ thể lớn, chủ thể lớn đều có quyền Đại diện thay mặt chủ thể con. Người giúp việc của chủ thể lớn không thể đại diện chủ thể con.
Trường hợp Bộ trưởng làm công vụ tại cơ quan nào thì tùy theo chức năng nhiệm vụ cụ thể để cơ quan đó kết hợp cho công vụ của Bộ trưởng được tốt nhất. Khi đó người có thẩm quyền sở tại là người Đại diện dũng khí, ý chí và nguyện vọng cho Nhân Dân sở tại. Người có thẩm quyền được Nhân Dân tin tưởng bầu ra là người đại diện thay mình. Người có thẩm quyền ở cấp nào thì đồng quyền thay mặt Nhân Dân tại cấp đó Quyết định mọi sự việc. Tương đương các cấp có thẩm quyền là: xã (phường), quận (huyện), tỉnh (thành phố) và trung ương.
Lê Minh Vũ, Công ty Giáo dục Vũ Tấn
THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, bài viết trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trang chủ Facebook: Lê Minh Vũ (Công ty Giáo dục Vũ Tấn), đăng nhập nick:vutan1151998@gmail.com. hoặc https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

QUẢ DANH BẤT HƯ TRUYỀN

Không kém tôi, anh Nguyễn Trọng Bình Nguyên quán ở xã Hải Bình huyện Tĩnh Gia. Thường trú tại 458 Bà Triệu, Thành phố Thanh Hóa. Năm nào cũng thế kỳ nào cũng vậy, hễ được gặp mặt chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa là anh lại cho Chủ tịch và Hội đồng chí của chúng tôi nghe “Bản trường ca kiến nghị” và điệp khúc chỉ đạo xem xét của lãnh đạo.
Chuyện là, năm 1994 lãnh đạo xã Hải Bình có bán cho anh Bình 240m2 đất ở. Ngày 15/5/1995 chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia cấp cho anh Bình giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số D 0938082. Theo anh Bình số đất này sau khi xã bán cho anh, xã lại bán tiếp cho người khác nên kể từ ngày giao tiền cho đến nay đã hơn hai mươi năm anh không được sử dụng đất mặc dù anh đã thực hiện các quyền khiếu nại, tố cáo nhiều lần.
Anh Bình tỏ ra là người biết Luật khi anh nói: “Lẽ ra UBND xã Hải Bình phải trả đủ đất còn bồi thường cho tôi hai mươi năm giá trị sử dụng đất mới đúng. Bồi thường tôi không đòi chỉ muốn lấy lại đất của mình mà họ vẫn không trả”. Tuy là việc riêng của anh Bình nhưng Hội đồng chí chúng tôi nghe anh báo cáo nhiều năm, nhiều lần nên chúng tôi cũng đã thuộc.
Trước hội nghị lần nào cũng thế, chúng tôi phải tổng hợp khó khăn vướng mắc để báo cáo với Chủ tịch. Kỳ vọng thì năm nào cũng có, nhưng được có lẽ sẽ là năm nay. Ông Nguyễn Đình Xứng là tân Chủ tịch UBND tỉnh, ngay khi nhận báo cáo về vụ việc của anh Bình. Ông Xứng đã gọi điện thoại trực tiếp cho ông Nguyễn Xuân Thủy, chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia.
Sau chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia và ông Nguyễn Trọng Bình đã chủ động liên lạc với nhau, đấu mối giải quyết. Nếu đợt này tài sản của ông Bình được hồi chủ như mong đợi thì Nhân Dân Thanh Hóa hoàn toàn có quyền hy vọng vào cán cân công lý và sự công bằng của Pháp luật mà xưa nay người ta hằng ao ước./.
Lê Minh Vũ, Công ty Giáo dục Vũ Tấn 
THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, bài viết trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trang chủ Facebook: Lê Minh Vũ (Công ty Giáo dục Vũ Tấn), đăng nhập nick:vutan1151998@gmail.com. hoặc https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhH

Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

LỜI CHÚC VUI, HỘI NGHỊ TRÀN NGẬP TIẾNG CƯỜI


"Năm mùi là năm con dê, cộng đồng doanh nghiệp phải là con dê đực. Dê phải có sừng dài, râu dài mới làm việc khỏe. Tôi chúc cho cộng đồng doanh nghiệp ta năm con dê được thành công" Trích lời chúc vui của lãnh đạo nhân gặp mặt Doanh nghiệp xuân Ất Mùi
'"Năm mùi là năm con dê, cộng đồng doanh nghiệp phải là con dê đực. Dê phải có sừng dài, râu dài mới làm việc khỏe. Tôi chúc cho cộng đồng doanh nghiệp ta năm con dê được thành công" Trích lời chúc vui của lãnh đạo nhân gặp mặt Doanh nghiệp xuân Ất Mùi'

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

TỔNG HỢP KHÓ KHĂN VƯỚNG MẮC BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ NGÀY 16/3/2015


Thanh hóa, ngày 12 tháng 3 năm 2015
 Kính gửi:       - Chủ tỉnh UBND tỉnh Thanh Hóa
                       - Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa
Tên đơn vị: Hội viên Hiệp Hội Doanh Nghiệp tỉnh Thanh Hóa.
Tên giao dịch: Công ty giáo dục Vũ Tấn.
Người đại diện theo Pháp luật: Lê Minh Vũ
Trụ sở: Đô thị số 3, Khu kinh tế Nghi Sơn - Thanh Hóa.
Nhân hội nghị, Đoàn chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa gặp mặt Doanh nghiệp, Danh nhân xuân Ất Mùi (2015). Công ty giáo dục Vũ Tấn xin tổng hợp những khó khăn vướng mắc đã có đơn khiếu nại, kiến nghị nhiều năm nhiều lần chưa được giải quyết để Chủ tịch biết:
1. Khiếu nại về việc chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải hủy hoại tài sản và chiếm đoạt đất canh tác để bán đất ở trái thẩm quyền (năm 2013).
+ Trong số đất mà UBND xã Tĩnh Hải chiếm của chúng tôi chia nhau có một phần cán bộ đảng viên Vũ Văn Dũng đã lập hồ sơ khống lấy tiền khi nhà nước bồi thường làm đường Đông Tây 2 và bãi thải. Hiện có khoảng 500 mét chạy dài trùng trên tuyến cần giải phóng mặt bằng cho đường Bắc Nam 2 đi qua chưa giải quyết cho chúng tôi.
2. Khiếu nại về việc chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia chiếm giữ đề án Trường THPT Tư thục của chúng tôi trên khu Đồng Lốc, thôn Liên Vinh để đầu tư Trường THPT Tĩnh Gia 3 chồng lên đề án của Công ty Giáo dục Vũ Tấn.
3. Khiếu nại về việc khai thác cát bừa bãi làm sạt lở rừng phòng hộ gây thiệt hại lớn cho Công ty.
4. Xin giải quyết đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất, phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt để Công ty thực hiện Đầu tư theo đề án đã trình ngày 11/11/2011.
5. Khiếu nại về việc UBND tỉnh giao đầu tư và quản lý vận hành nhà ở sinh viên 13 tầng cơ sở 3 Đại học Hồng Đức trái quy định làm thiệt hại nhiều mặt cho Công ty.
      Để Công ty có điều kiện tái cơ cấu, đầu tư sản xuất kinh doanh, Kính mong Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa xem xét tạo điều kiện giúp đỡ hoặc ban hành Quyết định giải quyết khiếu nại theo quy định của Pháp luật. Đại diện Công ty tôi xin trân trọng cảm ơn./.
Lê Minh Vũ, Công ty Giáo dục Vũ Tấn           
THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, bài viết trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trang chủ Facebook: Lê Minh Vũ (Công ty Giáo dục Vũ Tấn), đăng nhập nick:vutan1151998@gmail.com. hoặc https://www.facebook.com/LeMinh

BẤT CẬP GIÁO DỤC, DỐT NÁT HAY VÔ TRÁCH NHIỆM


Có thể không diễn tả được bằng lời nói hay văn bản, thế nhưng các bậc phụ huynh vẫn hiểu và mong muốn con em mình phát triển Thể và Chất đồng bộ (toàn diện). Thế nhưng những người đeo danh trong ngành giáo dục, chuyên nghiên cứu phương pháp giáo dục thể chất trong nhà trường lại hành động theo kiểu làm gì biết nấy.
Theo quy định của pháp luật giáo dục, Trường đạt chuẩn cấp Quốc gia đối với bậc tiểu học phải có học hai buổi trên ngày. Nếu học sinh tiểu học, phải học hai buổi trên ngày, nhà trường phải tổ chức học bán trú thì học sinh mới đảm bảo thời gian: ăn, chơi, ngủ, nghỉ và học. Đáp ứng phát triển thể chất một cách bình thường.
Phải chăng tiêu chí cho trường chuẩn quốc gia không quy định về học bán trú nên các nhà trường mặc nhiên bắt buộc học sinh tiểu học học hai buổi trên ngày không được ngủ, nghỉ trưa ! "làm việc thông tầm". Như vậy đối với trẻ em tại một số Trường tiểu học hiện nay đang bị ức chế phát triển thể và chất. Điều này đồng nghĩa với việc có hay không vi phạm các quyền của trẻ em ngay trong trường học ?
Lê Minh Vũ - Công ty Giáo Dục Vũ Tấn
Thông tin bài viết trên Google với tên: hoặc LÊ MINH VŨ hoặc CongTyGiaoDucVuTan. Trang chủ Facebook: Lê Minh Vũ (Công ty Giáo dục Vũ Tấn), đăng nhập nick: vutan1151998@gmail.com. hoặchttps://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Thanh Hóa: ĐẢNG VIÊN CÁN BỘ SAI PHẠM ĐƯỢC THUYÊN CHUYỂN CÔNG TÁC


Chánh thanh tra huyện bị kỷ luật vì bằng cấp, mâu thuẫn nội bộ
Ông Nguyễn Văn Luật
Theo thông báo số 34-TB/UBKTHU ngày 20/1/2015 về kết luận của Ủy ban kiểm tra huyện ủy Hậu Lộc nêu rõ: Từ tháng 5/2013 Chi bộ thanh tra- tư pháp có mâu thuẫn cá nhân trong đảng viên là lãnh đạo thanh tra. Tuy nhiên, chi bộ không có những biện pháp phù hợp để giúp các đồng chí mình giải quyết mâu thuẫn, vướng mắc. Mâu thuẫn giữa các đảng viên là lãnh đạo thanh tra kéo dài ảnh hưởng tới uy tín của cá nhân và tập thể, trước hết trách nhiệm của từng cá nhân. 
Về vấn đề đồng chí Luật được cấp bằng Trung cấp hành chính của Trường Chính trị tỉnh Thanh Hóa khóa học 1999 – 2001. Tại thời điểm được cấp bằng, đồng chí Nguyễn Văn Luật chưa có bằng THPT hoặc tương đương. Điều này là chưa đúng với Quyết định 224 HCQG-GV ngày 5/5/2000 của Giám đốc học viện Hành chính Quốc gia. Ngoài ra việc ông Luật đi học bổ tục tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên Triệu Sơn không báo cáo với tập thể và cấp trên trực tiếp nên đã gây dị nghị trong cán bộ và đảng viên.
Về việc kê khai tài sản, đồng chí Nguyễn Văn Luật không kê khai phần trang trại chăn nuôi vào bản kê khai tài sản hàng năm.
Qua kiểm tra dấu hiệu vi phạm đối với đồng chí Nguyễn Văn Luật, UBKTHU phát hiện đồng chí kê khai không trung thực trình độ văn hóa trong sơ yếu lý lịch đảng viên và hồ sơ ứng cử đại biểu HĐND xã Tuy Lộc khóa 16 (1999-2004).
Những khuyết điểm trên của đồng chí Luật đã vi phạm Điều 13 Quy định số 47/QĐ-TW ngày 1/11/2011 của Ban Chấp hành trung ương về những điều đảng viên không được làm.
“Từ đó, thường trực UBND huyện Hậu Lộc đã tiến hành họp và thống nhất giao cho tổ chức thuyên chuyển đồng chí Nguyễn Văn Luật sang đảm nhiệm công tác khác”, ông Luệ cho biết thêm. Thanh Hóa coi như đã trở thành tiền lệ về việc đảng viên cán bộ bị dân tố, bị kỷ luật thường có cái hậu tốt cho bản thân mình hơn đóa là thuyên chuyển công tác. Theo quan sát chúng tôi thấy, đa phần là thuyên chuyển theo kiểu tăng chức (lên cấp cao hơn). Hy vọng trong tương lai Thanh Hóa kỷ luật đảng viên cán bộ theo Pháp luật quy định sẽ yên được lòng Nhân Dân.

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

“Thay máu” nhà thương mại sang nhà ở xã hội, những kẻ thoái hóa biến chất hưởng lợi

Từ xưa đến nay, người Việt thường có tâm lý “an cư lạc nghiệp”, nghĩa là khi nơi ăn chốn ở ổn định mới có thể phát triển nghề nghiệp.

Thực tế các số liệu thống kê cho thấy, nhu cầu về nhà ở xã hội hiện vẫn còn rất lớn. Theo Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng, trong số những người có nhu cầu về nhà ở, có đến 80% người dân không đủ khả năng tự mình chi trả theo cơ chế thị trường. Vậy đâu là lời giải cho bài toán về nhà ở xã hội cho người dân?
“Thay máu” nhà thương mại sang nhà ở xã hội, ai hưởng lợi? - Ảnh 1
Người dân đang kỳ vọng sẽ được “an cư lạc nghiệp” nhờ những chính sách tích cực trong năm mới.
Bàn cờ bất động sản
Theo đánh giá của giới chuyên gia, thị trường nhà ở xã hội vẫn đang tồn tại nhiều vướng mắc cần tháo gỡ. Trong khoảng 2 năm trở lại đây, khi thị trường bất động sản nguội lạnh, hàng loạt doanh nghiệp đã xin chuyển đổi sang nhà ở xã hội theo Thông tư 02/2014/TT-BXD của Bộ Xây dựng. Đây được coi là “nước cờ” thức thời, bởi, nếu được chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án sẽ được hưởng nhiều ưu đãi của Nhà nước. Thế nhưng, tại các thành phố lớn lại đang rầm rộ xuất hiện trào lưu “xin” hưởng ưu đãi này. Thậm chí, không ít dự án dù đã được chấp thuận chuyển đổi, thoát khỏi cảnh “đắp chiếu” song lại đang triển khai với tốc độ rùa bò.
Một trong những ví dụ điển hình cho kịch bản trên là dự án AZ Thăng Long nằm trên trục quốc lộ 32. Đây là một trong các dự án đã được TP.Hà Nội đồng ý chuyển từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội. Khi là nhà ở thương mại, dự án này nổi tiếng vì chây ỳ tiến độ. Tưởng sẽ được “thay máu” khi đón luồng gió mới, nào ngờ, dù đã được chấp thuận chuyển đổi từ tháng 1/2014, đến nay dự án vẫn gần như án binh bất động… Mới đây nhất, UBND TP.Hà Nội đã phải phát đi tối hậu thư cảnh báo sẽ kiên quyết thu hồi các dự án nhà ở xã hội giậm chân tại chỗ.
Theo đánh giá của các chuyên gia, chủ trương chuyển đổi từ nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội là vô cùng cần thiết trong giai đoạn giá nhà vẫn cao chót vót, thế nhưng, câu chuyện áp dụng thế nào lại là vấn đề đáng bàn. Người dân hay chủ đầu tư được hưởng lợi vẫn là chủ đề gây tranh cãi.
Trò chuyện với PV, cựu lãnh đạo một doanh nghiệp từng đi tiên phong trong phát triển nhà thu nhập thấp đã thẳng thắn thừa nhận, nhà ở xã hội là cứu cánh cho doanh nghiệp. Bản chất các dự án xin chuyển đổi là không đủ khả năng triển khai khi thị trường đóng băng. Thế nên, mục đích sâu xa của việc chuyển đổi là có lợi cho doanh nghiệp, cứu những chủ đầu tư đang “chết mòn”.
Khi được tham vấn, nhiều chuyên gia bất động sản cũng cho rằng, động thái xin chuyển đổi sau đó ngâm dự án của chủ đầu tư chính là chiêu trò “găm đất”. Đây có thể là chiêu giữ đất đợi thị trường ấm lại chuyển từ nhà thu nhập thấp sang nhà thương mại để kiếm lời(?!). Do đó, nếu năng lực của doanh nghiệp yếu kém thì dù đã được hưởng hàng loạt ưu đãi khi chuyển đổi như được miễn tiền sử dụng đất, vay vốn ưu đãi… dự án vẫn khó hồi sinh. Đây cũng là nguyên nhân lý giải vì sao nhu cầu an cư vẫn rất lớn mà người dân không thể tìm được những căn hộ thuộc dự án nhà ở xã hội ưng ý.
Doanh nghiệp “ăn” ít, người dân sẽ được hưởng “trái ngọt”
Trong một diễn biến khác, theo một kết quả rà soát của Bộ Xây dựng, năm 2015 trong khu vực đô thị, cả nước có khoảng trên 1,74 triệu người có khó khăn về nhà ở (diện tích bình quân dưới 5m2/người) và trên 1,7 triệu công nhân có nhu cầu chỗ ở ổn định. Như vậy, ước tính để đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người có thu nhập thấp và công nhân khu công nghiệp cần phải xây dựng khoảng 700.000 căn hộ. Trong khi đó, theo tính toán của ông Nguyễn Văn Đực, PGĐ Công ty TNHH Địa ốc Đất Lành, toàn quốc hiện nay mới có hơn 100 dự án nhà ở xã hội được triển khai xây dựng, với quy mô 68.500 căn hộ. Riêng TP. Hồ Chí Minh, mỗi năm đã cần thêm khoảng 67.000 căn hộ.
Trong cuộc trò chuyện với PV, ông Đực thẳng thắn thừa nhận, ở TP.HCM rất ít dự án nhà ở xã hội, chủ yếu là nhà ở thương mại giá rẻ. Thế nhưng, những căn hộ loại này lại bán đắt như… tôm tươi. Thế mới hay, không nhất thiết phải đầu tư nhà ở xã hội, chỉ cần nhà giá rẻ là người mua sẽ hào hứng. Theo ông Nguyễn Văn Đực, hiện nay, nhà đầu tư thứ cấp đang rất hồ hởi với những dự án nhà giá rẻ. Đích đến cũng được chọn lọc khắt khe hơn trước, họ chỉ nhắm vào những dự án uy tín, hạ tầng tiện ích đồng bộ… nhằm bảo toàn vốn và dễ thanh khoản ngay khi thị trường có sóng. Thậm chí, với nhiều nhà đầu tư, trong giai đoạn thị trường chưa có nhiều thay đổi về giá thì căn hộ hoàn toàn có thể cho nguồn thu từ cho thuê. “Điều quan trọng là doanh nghiệp “ăn” ít đi và vì người dân”, ông Đực nói.
Bình luận về mong ước an cư lạc nghiệp nhân ngày đầu xuân, ông Đực thẳng thắn: “Thu nhập của người Việt hiện còn quá thấp. Mơ ước có một căn nhà để “an cư lạc nghiệp” là một nhu cầu chính đáng nhưng không dễ thành hiện thực. Trên thực tế, giá thành một căn hộ hiện nay vẫn ở mức quá cao so với thu nhập của người dân. Diện tích căn hộ thường vượt quá khả năng chi trả của người dân nên mơ ước có một căn hộ là khó khăn trong tình hình hiện nay”. Chuyên gia này tính toán, trong khi quy định căn hộ phải từ 45m2, tính giá thấp nhất cũng 15 triệu đồng/m2, tính ra đã 600 triệu đồng một căn hộ. Hơn nữa, vấn đề mua trả góp cũng vô cùng nan giải. Khách hàng phải trả trước 20%, còn lại vay ngân hàng, nhưng với lãi suất như hiện nay, với số tiền vay 400 triệu đồng, riêng tiền lãi cũng đến vài triệu đồng/tháng.
Cũng đồng tình với quan điểm hướng đến phát triển nhà giá rẻ, GS.Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT khẳng định: “Tập trung vào phân khúc nhà giá rẻ là chúng ta đang đi đúng hướng”. Theo GS.Võ, chúng ta đang dùng giải pháp làm ấm, làm nóng phân khúc nhà giá rẻ, thu nhập thấp để sưởi ấm phân khúc nhà cao cấp. Thay vì cung vốn cho thị trường chung, giải cứu cho hàng tồn phân khúc cao cấp thì chính sách lại tập trung cho phân khúc giá rẻ, có nghĩa tạo ra hơi ấm ở nơi đóng băng để cho băng tan, chứ không đi phá băng trực tiếp.
“Đây cũng là sự khôn ngoan trong ban hành chính sách, một sự chính xác trong quyết định giải pháp. Có thể ví như trận thắng do binh pháp quyết định chứ không phải do lực lượng áp đảo”, GS.Võ nói. Chuyên gia này cũng kỳ vọng vào sự “thay máu” trong năm mới để mong muốn an cư lạc nghiệp không còn là viễn cảnh quá xa vời đối với người thu nhập thấp có nhu cầu thực sự về nhà ở.
Dân vẫn khó mua nhà
Câu chuyện của anh Nguyễn Văn Hưng (trú tại Tây Mỗ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) là minh chứng rõ nét cho câu chuyện mua nhà ở xã hội khó như… hái sao trên trời. Quê tận Nam Định, lên Thủ đô lập nghiệp đã được nhiều năm, anh Hưng may mắn xin được việc trong ngành kiểm toán với mức lương hơn 6 triệu đồng/tháng. Vợ anh đang bán hàng tại siêu thị với mức lương khoảng 4 triệu đồng/tháng. Cả hai tăng ca hết mức, tổng thu nhập cũng chỉ khoảng 10 triệu đồng, vậy mà phải chi cả trăm khoản, từ học phí của hai đứa con, tiền điện, nước, chợ… đến tiền đổ xăng. Tháng nào co kéo giỏi chỉ dư khoảng 2-3 triệu đồng. Anh Hưng dự định vay 500 triệu đồng để mua căn hộ HH3 Linh Đàm, tuy nhiên hồ sơ đã bị trả về với lý do thu nhập không chứng minh được khả năng trả nợ.
Theo lời kể của anh Hưng, phía ngân hàng yêu cầu anh phải chứng minh được thu nhập khoảng 17-18 triệu đồng/tháng nếu muốn vay gói tín dụng 30.000 tỉ đồng.
Anh này cho biết, theo tư vấn của nhân viên tín dụng ngân hàng, muốn vay khoảng 300 triệu đồng, khách hàng cần phải chứng minh thu nhập 15 triệu đồng/tháng; muốn vay 500 triệu đồng, cần có thu nhập 16-17 triệu đồng; vay 800 triệu đồng cần có thu nhập từ 20 triệu đồng trở lên… “Đây thực sự là rào cản đối với những công nhân, viên chức có thu nhập trung bình như chúng tôi. Nếu ngân hàng bắt chứng minh thu nhập như vậy thì chẳng biết đến bao giờ chúng tôi mới mua được nhà”, anh Hưng thở dài.
Trên thực tế, theo quy định, các hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn để thuê, mua nhà ở thương mại có diện tích dưới 70m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2 không phải xác nhận là đối tượng thu nhập thấp. Tuy nhiên, đối với những dự án nhà ở xã hội, phía ngân hàng yêu cầu người mua phải xác nhận là đối tượng thu nhập thấp. Ngoài ra, các ngân hàng cũng luôn nắm đằng chuôi, khi cho vay phải đảm bảo khả năng thu hồi nợ từ phía khách hàng. Do đó, người thu nhập thấp nếu không chứng minh được khả năng trả nợ thì cũng khó tiếp cận được với gói tín dụng 30.000 tỉ đồng…
Một câu chuyện khác được chị Mai Thanh Tuyền (hiện đang công tác tại ĐH Sư phạm Hà Nội) kể lại. Chị Tuyền cho biết, theo quy định, UBND các phường phải có trách nhiệm xác nhận thực trạng nhà ở cho người vay mua nhà. Việc xác nhận nhà ở, diện tích mà hộ gia đình đó đang ở được tính đến thời điểm hiện tại, tại địa bàn cư trú chứ không tính đến việc có nhà đất nơi khác. Người mua nhà ở xã hội cũng phải có hộ khẩu thường trú, nếu không có hộ khẩu thường trú thì phải có hộ khẩu tạm trú, kèm theo điều kiện là đã đóng bảo hiểm xã hội từ 12 tháng trở lên tại địa bàn. Tuy nhiên, theo chị Tuyền, chẳng hiểu vì lý do gì mà nhiều UBND phường từ chối xác nhận.
“Khi tôi đến UBND phường làm thủ tục xác nhận hiện trạng nhà và đất ở, UBND phường đã từ chối. Họ giải thích rằng phường không thể biết được người xin xác nhận có khó khăn về nhà ở hay không, hoặc đã có nhà, đất ở nơi khác chưa, nên cũng không dám xác nhận. Chúng tôi không biết làm cách nào để tháo gỡ”, chị Tuyền chia sẻ.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng: Năm 2015 sẽ tiếp tục phát triển nhà ở xã hội
“Thay máu” nhà thương mại sang nhà ở xã hội, ai hưởng lợi? - Ảnh 2
Đầu xuân, chia sẻ với PV, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh: “Năm 2015 sẽ là một năm có nhiều tín hiệu vui. Riêng với ngành xây dựng, tôi tin tưởng sẽ là một năm khởi sắc với việc đi vào thực thi nhiều dự án luật mới, thị trường BĐS tăng trưởng và đặc biệt năm 2015 sẽ tiếp tục là năm phát triển của nhà ở xã hội, năm cả nước chăm lo nhà ở cho người nghèo. Ở những nước có thu nhập đầu người 50.000 USD/năm, họ vẫn đang phát triển nhà ở xã hội và cần có sự hỗ trợ của Nhà nước, trong khi thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam mới 2.000 USD, vì vậy chúng ta càng rất cần nhà ở xã hội”.
Pháp Luật quy định "Người dân có quyền có nơi ở" thế nhưng trên thực tế  cán bộ quản lý nhà nước ta còn bộc lộ quá yếu kém, chúng tôi không muốn nói đến đó là thủ đoạn (không có khả năng làm việc). Nhó người này chiếm chỗ tại các Chính quyền quá lâu, đẩy người dân đến cơ cực bần hàn và vi phạm pháp luật. Kẻ thì dùng tiền, kẻ dùng quyền để có rất nhiều "nơi ở hợp pháp". Người dân chân chính thì nhiều đời nối nhau không có nơi ở bởi đất ở của họ đi theo trình tự Pháp luật quy định không được "phê duyệt". Cho dù ở xã hội nào cũng thế, có nhiều sâu mọt đục thân thì sức chống chọi của thân cây với gió bão đều bị giảm sụt. Do vậy, nếu một bộ phận không nhỏ thoái hóa biến chất trong tổ chức đảng viên cán bộ không được loại bỏ thì việc chuyển nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội cũng chỉ có lợi chính cho nhóm người có quyền quyết định mà thôi !
Lê Minh Vũ CongTyGiaoDucVuTan Thanh Hóa