Trăng xanh và Hỏa tinh cùng chiếu sáng bầu trời đêm mai
Trong hai ngày 21 - 22/5, chúng ta có cơ hội theo dõi trăng tròn màu xanh hiếm gặp mà còn có thể quan sát Hỏa tinh ở vị trí gần Trái Đất nhất.
Theo Futurism, Mặt Trăng giống như có màu xanh dương giữa bầu trời đêm. Đây là hiện tượng rất hiếm khi xảy ra, do các phân tử bụi trong khí quyển phân tán ánh sáng, khiến Mặt Trăng mang màu xanh khi nhìn từ mặt đất.
Trăng xanh là hiện tượng thiên văn rất hiếm gặp. Ảnh: Earthsky.
Earthsky.org đưa ra hai định nghĩa về trăng xanh. Theo quan niệm truyền thống, từ trăng xanh dùng để chỉ lần trăng tròn thứ ba trong một mùa có 4 lần trăng tròn.
Mùa ở đây là khoảng thời gian giữa ngày điểm chí (hạ chí hoặc đông chí) và điểm phân (xuân phân hoặc thu phân). Thông thường, mỗi mùa chỉ có 3 lần trăng tròn.
Do đó, sự kiện trăng tròn diễn ra 4 lần trong một mùa vô cùng hiếm gặp và chưa từng xuất hiện từ tháng 8/2013.
Hỏa tinh sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất trong vòng một thập kỷ. Ảnh: Alamy.
Cách định nghĩa khác về trăng xanh là lần trăng tròn thứ hai trong cùng một tháng Dương lịch. Các nhà thiên văn học tính toán có 235 lần trăng tròn trong 19 năm Dương lịch, tương ứng với 228 tháng. Như vậy, 7 trong 19 năm sẽ có 2 lần trăng tròn trong cùng một tháng và 4 lần trăng tròn trong một mùa.
Cùng thời điểm với trăng xanh, Hỏa tinh sẽ nằm thẳng hàng với Mặt Trời vào ngày 22/5, khi Trái Đất đi ngang qua giữa Hỏa tinh và Mặt Trời trong tuần này. Sự kiện này xảy ra theo chu kỳ 2 năm 50 ngày.
Độ sáng của Hỏa tinh trên bầu trời phụ thuộc vào vị trí của hành tinh này và Trái Đất trên quỹ đạo xoay quanh Mặt Trời. Năm nay, Hỏa tinh sẽ ở vị trí gần Trái Đất nhất trong vòng một thập kỷ, mang đến cho cộng đồng thiên văn cơ hội quan sát rõ nhất.
>>Xem thêm: Giải mã hiện tượng 'trăng xanh tháng 7'
Tinh tú nào mạnh yếu sẽ được hoán đổi vào ngày tới, đây là sự tất yếu của quy luật sinh tồn !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét