Nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử, tân Chủ tịch nước đều nhận được đánh giá tích cực của các ĐBQH.
1. Sáng 31/3 vừa qua, với đa số phiếu đồng ý, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi, quê Bến Tre) trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
1. Sáng 31/3 vừa qua, với đa số phiếu đồng ý, bà Nguyễn Thị Kim Ngân (62 tuổi, quê Bến Tre) trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên trong lịch sử Việt Nam và cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
Trong lễ tuyên thệ của mình, bà Ngân tuyên thệ tuyệt đối trung thành với tổ quốc, với nhân dân, nguyện nỗ lực rèn luyện phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được Đảng, nhà nước và nhân dân giao phó…
Trước khi trở thành nữ Chủ tịch Quốc hội đầu tiên, bà Ngân từng giữ nhiều chức vụ quan trọng như Phó chủ tịch Quốc hội, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại…
Nhiều ĐBQH cho biết tân Chủ tịch Quốc hội là người có bản lĩnh lãnh đạo, trình độ và với kinh nghiệm tích lũy được, các ĐB tin rằng bà Ngân sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ mới.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang
Ngày 2/4, với 91% phiếu tán thành, ông Trần Đại Quang (62 tuổi, quê Ninh Bình) được bầu làm Chủ tịch nước.
Bộ trưởng Công an Trần Đại Quang được đánh giá là người rất bản lĩnh, có tinh thần trách nhiệm cao. Nhiều ĐBQH mong muốn tân Chủ tịch nước sẽ thể hiện quan điểm mạnh mẽ hơn nữa trong việc bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam.
Cũng trong tuần qua, Quốc hội lấy ý kiến miễn nhiệm đối với Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn và một số Chủ nhiệm Ủy ban, ủy viên thường vụ Quốc hội đã đến tuổi nghỉ hưu.
2. Tại buổi thảo luận kinh tế xã hội ngày 1/4, Quốc hội khóa 13, nhiều đại biểu (ĐB) bày tỏ lo lắng về tình hình phức tạp đang diễn ra tại biển Đông.
ĐB Lê Văn Lai cho biết ông rất ngạc nhiên khi ‘tất cả báo cáo của Chính phủ và các cơ quan hữu quan đánh giá về biển Đông đều cho rằng đảm bảo chủ quyền, lợi ích quốc gia, trong khi người ta xây sân bay, kéo pháo hạm, đưa máy bay tiêm kích, o ép ngư dân'…
Ông cho rằng những hành vi trên không thể gọi là bình thường được mà phải gọi đó là xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia.
Vì thế, vị ĐBQH mong muốn những người sẽ được bầu vào các vị trí lãnh đạo chỉ cần làm được 2 điều: Chống giặc nội xâm (tức là tham nhũng) và chống giặc ngoại xâm là bảo vệ được chủ quyền quốc gia.
3. Ngày 28/3, Cục Hải sự Trung Quốc thông báo giàn khoan Hải Dương 943 của nước này khoan thăm dò ở biển Đông từ 25/3 đến 31/7 tại tọa độ 17 độ 47 phút 28,8 giây độ vĩ bắc, 108 độ 46 phút 00 giây độ kinh đông.
Theo Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng, giàn khoan này hoạt động ở vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, khu vực mà Việt Nam và Trung Quốc vẫn đang đàm phán để phân định.
Bà Hằng cho rằng, các bên liên quan cần tránh các hành động đơn phương, làm phức tạp tình hình, không có lợi cho việc đàm phán phân định tại vùng biển này.
Trong diễn biến khác, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Hải Phòng vừa phát hiện, truy bắt một tàu sắt Trung Quốc chở hơn 100.000 lít dầu, xâm phạm chủ quyền biên giới biển Việt Nam do thuyền trưởng Đàm Thủy Dương (38 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc) điều khiển cùng 2 thuyền viên đều mang quốc tịch Trung Quốc.
4. Sau nhiều ngày đương đầu với hạn hán, người dân các tỉnh đầu nguồn ở miền Tây như Đồng Tháp, An Giang vô cùng phấn khởi khi đón được nước xả đập từ Trung Quốc, Lào đổ về.
Theo ông Lưu Văn Ninh, Giám đốc Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh An Giang, lượng nước đổ về có thể đáp ứng nhu cầu tưới tiêu của vùng Tứ Giác Long Xuyên, giảm bớt tình trạng xâm nhập mặn (Theo Đất Việt)
"những người sẽ được bầu vào các vị trí lãnh đạo chỉ cần làm được 2 điều: Chống giặc nội xâm (tức là tham nhũng) và chống giặc ngoại xâm là bảo vệ được chủ quyền quốc gia". Tôi viết lại điều này lần thứ hai là muốn thể hiện sự khao khát vấn đề này từ nhiều thập kỷ trước mà lãnh đạo nhà nước chưa làm được. Tôi mong muốn nhiệm kỳ này Lãnh đạo Nhà nước ta trừ được giặc nội xâm cho Nhân Dân hết cơ cực khổ sở được sống tự do. Trừ giặc ngoại xâm để không hổ thẹn với truyền thống dựng và giữ nước của ông cha !
Lê Minh Vũ, Công ty Giáo dục Vũ Tấn, Khu kinh tế Nghi Sơn, Thanh Hóa, Việt Nam.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét