Thứ Bảy, 25 tháng 3, 2017

Vụ Cướp Đất Lớn và Tàn Độc Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại - Phần 5. NHÓM QUYỀN LỰC XÃ TĨNH HẢI, CHÍNH THỨC CƯỚP ĐẤT CẢ LÀNG VINH QUANG KHÔNG AI DÁM CHỐNG CỰ


Sau cơn bão số 6, ngày 24/7/1989 qua đi, cửa sông Lạch Bạng được hoàn trả dòng triều như ngày khai thiên lập địa đã tạo ra nó. Năm 1990 Nhà nước triển khai đắp hai bên bờ tả và hữu sông Bạng, nâng cao trình đắp đê kiên cố, kinh phí Bỉ tài trợ. Huyện đội Tĩnh Gia làm Ban chỉ huy công trình và hoàn thành việc đắp đê vào đầu năm 1991. Lợi dụng mùa mưa năm 1991 các khu đê thuộc địa bàn thôn Vinh Quang được thau rửa mặn cấy lúa trở lại năm 1992 lúa cấy được mùa. Điều này được thể hiện trên sổ thuế nông nghiệp hiện chúng tôi còn lưu giữ.
Sổ này đóng thuế vụ 10/1992 trên đê Làng (Hón Tre 67 thước bằng 2211m2) là bằng chứng cố ý làm trái quy định của Pháp luật về quản lý kinh tế gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định

Cuối năm 1992, phó bí thư đảng cấp xã Tĩnh Hải, ông Lê Thanh Sắc trực tiếp thông báo cho dân làng Vinh Quang là không được gieo mạ vì đất chuyển sang nuôi tôm. Nghe vậy người dân ai cũng hí hửng chờ đợi để được chuyển đổi nuôi tôm nâng cao thu nhập, Khi thấy cán bộ kéo nhau đi cắm mốc giao đất gia đình cũng ra đồng để nhận lại đất của mình thì phó bí thư đảng cấp xã Lê Thánh Sắc thông báo: "đất đã chuyển hết cho dự án 327 rồi, chỉ những người nhà nước giao cho thực hiện dự án mới được làm".

Quả thật lúc đó chúng tôi không hiểu dự án 327 là gì, chỉ biết rằng đất của mình đang làm ổn định bị thu vô cớ nên không đồng ý phản đối. Sau lời nói: "đất của chúng tôi chúng tôi cứ làm, nhà nước bảo nuôi tôm thì chúng tôi nuôi tôm", ngay lập tức ông Sắc (chủ tịch xã) Tĩnh Hải tuyên bố: "ai không giao đất, cản trở dự án trói lại đem về xã giải quyết". Biết là UBND xã làm sai nhưng biết kêu ai, nếu ra giữ đất sẽ bị bắt bớ làm nhục còn bị người ta vu khống cho là chống người thi hành công vụ nên cũng như bao gia đình khác đành phải để cho UBND xã chủ trì trong việc chia gọn đê Hoằng Hóa, đê Mới và đê Đạo vào giữa năm 1993 cho người của họ.

Sau khi bị UBND xã thu 2 héc ta đất cấy lúa và đất ao chum thả chà ở đê Hoằng Hóa, đê Mới, đất canh tác bị thu hẹp. Theo yêu cầu của UBND xã Trúc Lâm, tôi đành đến UBND xã Tĩnh Hải xin giấy xác nhận Công dân để sang UBND xã Trúc Lâm xin thầu đất khu vực Sác Giác để làm. Ông Sắc chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải không xác nhận, ông ấy nói rằng: "Thực hiện dự án là phải quy về một mối. Việc này tôi đã làm việc với anh Tịch rồi (Nguyễn Quốc Tịch chủ tịch UBND xã Trúc Lâm) để tôi nhận về rồi mà làm" biết ông này nói dối cản trở nên tôi kiên quyết đáp: "Nếu anh không xác nhận thì em lên UBND huyện xin xác nhận" cuối cùng ông Sắc đã ký giấy giới thiệu cho tôi. Ngày 15/5/1993 Chủ tịch UBND xã Trúc Lâm đã lập hợp đồng kinh tế giao thầu cho tôi được sử dụng 25 héc ta đất tại khu vực Sác Giác (Cam Cối hay còn gọi là Đính Nhện) trên địa bàn xã Trúc Lâm ngày nay.


Sổ thuế (ảnh trên) và Hợp đồng này được coi như một căn cứ quan trọng để phản bác lại việc UBND xã Tĩnh Hải nói rằng đất canh tác không hiệu quả (sổ đóng thuế 1992), chúng tôi là người dân bỏ đất của mình hoang hóa (bỏ đất thì không phải thầu đất khác cho mất tiền). Đặc biệt khu đầm lầy này chúng tôi không được hưởng dự án 327 thì đất đang canh tác ổn định, hiệu quả càng không bao giờ có thể thành đất của dự án 327)

Đê Làng là đất hai lúa đời sống chính của người dân thôn Liên Vinh, đồng đất có nguồn gốc của các hộ gia đình sau cải cách ruộng đất họ tự nguyện góp vào hợp tác xã làm ăn tập thể. Sau này đê Làng được nhà nước giao cho người dân trong khoán 10. Như câu nói của người xưa "thấy bở đào mãi", khi việc trấn át chia nhau đất ở các đê Hoằng Hóa, đê Mới và đê Đạo thuận lợi, Nhóm cán bộ xã Tĩnh Hải tiếp tục mưu đồ bá chủ. 

Vẫn bài cũ phó bí thư đảng, chủ tịch UBND xã Lê Thanh Sắc tuyên bố đê làng chuyển sang cho thầu nuôi tôm. Tất cả những nơi trong đê làng thuộc khu vực ruộng thuận lợi bằng phẳng, cán bộ UBND xã tự chia cho nhau, những nơi ruộng xấu và đất khai hoang cán bộ xã thông báo rằng "cho thầu đất đê làng để nuôi tôm, lấy tiền kéo điện sinh hoạt" (Xin nói thêm, công trình điện là do dân đóng góp và tiền thầu đất đê Làng năm 1994. Mới đây (cuối năm 2016) không biết ai đã chỉ đạo mà UBND xã Tĩnh Hải đã phải ngoan ngoãn dâng nộp tài sản của Nhân Dân thôn Liên Vinh cho đơn vị kinh doanh dịch vụ điện (Chi nhánh điện Tĩnh Gia) mà người dân không rõ lý do !?. 

Đất cấy hai vụ lúa canh tác ổn định đóng thuế cho nhà nước đều đặn, kể cả loại đất do gia đình tự phát rậm, đào cạn lấp sâu cải tạo đất để cấy lúa là điều mà nhà nước còn khuyến khích. Mới chỉ là chức phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã. Ông Sắc đã ngang nhiên trực tiếp kéo quân đi cắm mốc giao đất thầu trên đất của chúng tôi. Để còn cơ hội giữ lại đất của mình tôi đành phải làm đơn, nộp tiền xin thầu lại một diện tích tương ứng với đất của mình bị cưỡng thu và tiếp tục nộp đơn khiếu nại đòi đất   

Khi đơn khiếu nại đòi đất gửi đến UBND xã thì ông Sắc (chủ tịch xã) lấy luôn phần đất tôi đã nộp tiền, đã được nhận đất giao cho người khác (phần đất mà Lê Năng Nguyễn nhận tiền ngày 9/3/2017). 



Không có nhận xét nào: