Thứ Tư, 29 tháng 3, 2017

Vụ Cướp Đất Lớn và Tàn Độc Nhất Trong Lịch Sử Nhân Loại - Phần 8. MÔ HÌNH LÃNH ĐẠO XÃ TĨNH HẢI KHÔNG CÓ NĂNG LỰC KÉO DÀI CHO ĐỦ TUỔI HƯU ĐÃ KÉO LÙI SỰ PHÁT TRIỂN ĐẤT NƯỚC, LÀM CHO NGƯỜI DÂN CÙNG KHỔ ĐÓI NGHÈO "TRỪ SÂU MỌT"



Hình ảnh đồng đê làng năm 1992


Đồng lúa óng mượt màu vàng khi cuối vụ của người dân thôn Vinh Quang bị chấm dứt, sau khi tổ công tác đặc biệt hoàn thành nhiệm vụ. Tổ chức tự phát do ông Lê Thánh Sắc, phó bí thư đảng ủy, chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải làm trưởng ban cải cách đê. Ông Lê Trọng Ty, Kế toán, Ngân sách xã làm phó ban cải cách đê. Ông Lê Ngọc Dầu, cán bộ địa chính xã đồng phó ban; Ông Lê Hữu Chen làm thủ quỹ và các thành viên khác trong khối đảng ủy, UBND xã Tĩnh Hải làm ban viên. Với một tổ chức quy mô, mạnh mẽ như vậy ra quân đến đâu thắng luôn đến đó. 

Việc tổ công tác đặc biệt do ông Lê Thánh Sắc cầm đầu, công phá vườn cải cách đường, công chiếm đê Hoằng Hóa, đê Mới, đê Đạo và đê Làng (đê Làng Vinh) để cải cách đất đai, nhanh chóng đạt kế hoạch. Thế nhưng việc thực hiện kế hoạch có vẻ như không được ý Trời, một điềm báo không thuận lợi đó là việc Trưởng ban cải cách đất đai của xã đi xe máy va chạm với ô tô qua đời, sau đó phó ban chuyên trách bị đột tử những người liên quan trong ban, những người dân dấm dúi rơi vào tình cảnh mồm giả mếu ruột cười to "đục nước béo cò". 

Trọng trách nặng nề của trưởng ban dở dang đành phải giao lại cho bí thư đảng ủy xã, ông Trần Xuân Du. Ông Du được ngồi vào vị trí của ông Sắc chủ tịch UBND xã để tiếp tục công cuộc trị vì, Lúc đáo ông Lê Trọng Hồng là Bí thư xã đoàn phải chuyển sang làm Bí thư đảng ủy xã thay ông Du. Do ông Du không biết gì, trong khi người nuôi tôm thì muốn giảm đầu tư mà thu nhập vẫn ổn định. Vậy là ao nước mặn của người nuôi tôm và ruộng của người làm màu được chung nhau cái bờ vùng bờ thửa. Hàng trăm héc ta đất màu nông nghiệp bị tràn mặn, nhiễm mặn. Các đê Châm, đê Hội, đê Ba Mẫu của đội 1 bị ngập mặn hoàn toàn. Đồng ruộng trở nên tiêu điều hoang hóa.

Việc làm vi phạm nghiêm trọng luật đất đai của xã Tĩnh Hải lại nhằm đúng vào dịp nhà nước làm sổ đỏ cho dân, lợi dụng nhận thức pháp luật của người dân lúc bây giờ. Cán bộ xã đã bỏ tất cả diện tích đất hai lúa trên các đê không ghi vào sổ đỏ. Chỉ những hộ gia đình có quan hệ riêng với cán bộ mới được ghi đất đê vào sổ đỏ. Để bịt đầu mối mới đây cán bộ xã đã mua lại toàn bộ đất hai lúa trong sổ đỏ của những hộ được cấp. Vơi mục đích ngăn chặn việc người dân so sánh đòi quyền lợi. Khi người dân có được sổ đỏ làm bằng chứng về quyền sử dụng đất thì sổ thuế nông nghiệp bị hủy bỏ. Đó là nguyên nhân vài trăm héc ta đất cấy hai vụ lúa của Nhân Dân thôn Liên Vinh ngày hôm nay người dan không thể chứng minh được đất của mình. Hạn hữu chỉ có gia đình tôi bị mất diện tích quá lớn nên phản đối không chấp nhận làm sổ đỏ, giữ sổ xanh (Sổ thuế do Bộ tài chính phát hành) làm bằng chứng đòi lại đất của gia đình mình

 Việc cướp đất nuôi tôm, làm ngập nước mặn vào ruộng cấy hai vụ lúa và việc đồng màu nhiễm mặn. Từ các năm 1993-1995, làn sóng phẫn nộ trong Nhân Dân thôn Liên Vinh dâng cao, đơn khiếu nại tập thể gửi đến chủ tịch UBND xã và huyện yêu cầu trả lại đất, đền hoa màu do nhiễm mặn và yêu cầu đắp bờ ngăn mặn giữa ao tôm và đất màu. Do lãnh đạo xã và huyện vi phạm luật đất đai trong việc "cải cách đất đai" ở xã Tĩnh Hải, cuộc tự xử không được thực hiện. Để chứng minh với người đân về uy lực chủ tịch xã, ông Trần Xuân Du đã tự ý ghi chuyển đổi mục đích dử dụng đất cho người dân trực tiếp trên giấy CNQSDĐ và ký tên đóng dấu rất đàng hoàng. 

Chỉ với việc ông Du chủ tịch xã chuyển mục đích sử dụng đất trên sổ đỏ đã nhanh chóng bịt được ngay miệng dân đòi bồi thường hoa màu ngập mặn. Người dân chán nản chửi mắng lu loa rồi bỏ cuộc, duy nhất chỉ có gia đình tôi kiên cường bám đất cho đến này hôm nay. Chính vì vậy mà chúng tôi có được quyết định giải quyết khiếu nại số 01/QĐ-TT TG ký ngày 26/9/1996, dở đúng dở sai bị treo đến ngày hôm nay. Bên cạnh là một số lượng lớn chứng từ gửi đơn qua bưu cục Tĩnh Gia. 

Khẳng định Nhà nước trong hơn 20 năm qua đã tồn tại một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên thoái hóa biến chất, vi phạm Nhân Quyền nghiêm trọng. Làm cho Khiếu nại bị bỏ hoang, ruộng đồng bị bỏ hoang. Chung quy lại là Nhà nước ban hành Hiến pháp và Luật cũng bị bỏ hoang nhiều điều khoản quan trọng trong suốt hơn hai thập kỷ qua "Một chính quyền kéo dài nhiều sai phạm xuyên suốt hai thế kỷ, không biết nó sẽ kết thúc vào lúc nào ?".  

Đến năm 2004, đê Làng và ruộng làm hoa mầu vẫn còn chung bờ vùng bờ thửa

Năm 2004, đê Làng nước mặn nhấn chìm cả ruộng làm hoa mầu chung bờ thửa

Cảnh đê Làng năm 2006 hoang hóa vô chủ
xã cho thầu đổ tôm cá tự nhiên 60 triệu đồng/năm, nộp hàng năm cho UBND xã

Cảnh đê Hoằng Hóa, đê Mới và đê Đạo năm 2006 hoang hóa vô chủ
xã cho thầu đổ tôm cá tự nhiên 60 triệu đồng/năm, nộp hàng năm cho UBND xã

Trở lại xứ đồng quen thuộc một thời nuôi sống Đất nước, nuôi sống người dân thôn Liên Vinh. Chúng tôi không phủ nhận việc nuôi tôm các năm 1993, 1994 và 1995 là có hiệu quả cao riêng với các hộ gia đình đảng viên cán bộ xã và người trong nhóm. Từ năm 1996 trở về sau sản lượng tôm giảm nhanh, đồng tôm tan tác. Riêng ao tôm của nhóm là đảng viên cán bộ xã bỏ hoang hóa khoảng từ năm 1999 cho đến nay, chỉ có nhóm người dân thôn Liên Vinh có ao tôm có ý thức nuôi quảng canh cầm cự bòn mót thu nhập duy trì sự sống. 

Đến năm 2004 và sau đó một số ao tôm người ta tự bán, chuyển nhượng qua tay cho nhau điển hình về người mua như: Người tỉnh Quảng Ngãi (ông Dưỡng); người huyện Nga Sơn (bị vụ án mạng); người ngoài xã ở xã đảo Nghi Sơn (ông Vững). Sau khi mua họ tự đầu tư trở lại để nuôi tôm, các hộ này nuôi cũng bị thua lỗ. Họ đành bỏ cuộc "bỏ của chạy lấy người". Khi đó vài trăm héc ta đê của làng Vinh Quang thực sự tiêu điều hoang hóa như một đống phế thải độc hại

Thay vì thu hồi trả lại cho dân để cải tạo đất như Luật đất đai quy định. Do lúc giao cho chính mình và giao cho người trong nhóm UBND xã Tĩnh Hải giao bằng miệng, nên năm 2006 UBND xã cũng thu hồi bằng miệng. Ngoài gia đình tôi, người dân có đất nông nghiệp không khiếu nại đòi đất và nhóm người cướp đất, mua đất và thầu đất không ai có ý kiến gì. Tán thành việc UBND xã thu hồi đất bằng miệng, thậm chí nhóm người ấy còn tham gia cuộc đấu thầu hai trăm héc ta đất để đổ tôm cá tự nhiên

Khoảng giữa năm 2006, hai trăm héc ta đất hai lúa của người dân thôn Liên Vinh được UBND xã Tĩnh Hải đưa ra đấu thầu công khai, người trúng thầu là ông Lê Hữu Chen, nguyên phó chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải và ông Lê Văn Du. Ông Chen và ông Du được quyền sử dụng khoảng 200 héc ta đất trên các đê của làng Vinh Quang để đổ cống lấy tôm cá tự nhiên, mỗi năm ông Du và ông Chen phải nộp 60 triệu đồng cho nhóm UBND xã Tĩnh Hải. Vậy chúng ta thử phép tính của học sinh tiểu học xem việc làm của cấp xã Tĩnh Hải có lợi ích gì cho Nước cho Dân không ?

* 200ha = 2.000.000m2 = 4000 sào 
* 4.000 sào x 200 kg thóc/sào/vụ = 800.000 kg x 2 vụ/ năm = 1.600.000 kg thóc/ năm 
* 1.600.000 kg thóc/ năm x 7000 đồng/kg = 11.200.000.000 đồng/ năm.
* 11.200.000.000 đồng/ năm x 24 năm = 268.800.000.000 đồng (Hai trăm sáu mươi tám tỷ, tám trăm triệu đồng). Số tiền này là nguồn sống của hơn một nghìn hộ dân thôn Liên Vinh và là nguồn sống của Đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong 24 năm qua.

Đây là hệ quả việc làm trong nhóm người có đảng, tồn tại nhiều nhiệm kỳ lãnh đạo xã Tĩnh Hải. Hành vi đó pháp luật quy định rõ: "Cố ý làm trái quy định của pháp luật gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng". Đồng thời việc làm đó một quy định khác kết luận rằng: "Tội ác chống loài người". Vậy do năng lực lãnh đạo hay do lợi ích nhóm gây nên thản cảnh cho quê hương, đất nước. Điều đó bài viết chờ vào câu trả lời của nhà chức trách, cho toàn xã hội loài người kết luận. Thế nhưng cá nhân tôi vẫn vẫn băn khoăn, cho dù như thế nào. Dưới chủ trương đảng lãnh đạo toàn diện mà ngày nay đảng ủy xã vẫn mở cửa kết nạp và đón nhận nhiều người chưa xóa mù cấp 1, cấp 2 cấp 3 vào như hiện nay thì việc nhấn chìm kinh tế của đất nước của người dân như thời gian qua có thể vẫn tái diễn.

(Xem tiếp phần 9 trang sau)
- Phần 9 nói về việc:
+ Khi nhà nước thu hồi chỉ còn đất là của trưởng thôn Liên Vinh và đất của ủy ban. 
+ Giải trình rõ câu: "Nhà máy hóa lọc dàu, Khu kinh tế Nghi Sơn đình trệ đến ngày hôm nay chỉ vì câu nói ..."  mà tôi đã phát biểu tại Diễn đàn đối thoại do UBND tỉnh tổ chức ngày 10/8/2016. 
- Phần 10 Công khai thủ phạm tái chiếm.
+ Báo cáo về việc chủ tịch UBND huyện Tĩnh Gia ban hành quyết định hỗ trợ hoa màu cho đất bỏ hoang là sai phạm.
+ Kiến nghị

Không có nhận xét nào: