Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Cảm Xúc Về An Ninh Tổ Quốc

Cảm Xúc Về An Ninh Tổ Quốc


Lê Vũ Minh vutan326798@gmail.com

19:52 (0 phút trước)
tới vanhoadoisongd.
SỰ KIỆN 2013
congtygiaoducvutan



KHU KINH TẾ NGHI SƠN VÀ CON ĐƯỜNG SỐ 7

NGHI SƠN, KÝ ỨC MỘT CON ĐƯỜNG
Đường số bảy có tự bao giờ.
Có thứ tự có tên, mà không ai biết tuổi
Sự tích kể rằng, đường rắc lông ngỗng mỵ châu(1)
Đường số bảy, đường biên cương chống Pháp
Chốt Du xuyên đến xã đảo Nghi Sơn
Là đường bộ giữa hai đồn biên phòng, cửa khẩu
Vùng biển này xưa kia, Pháp từng đổ bộ
Đảo mê tiền tuyến, đường bảy hậu phương
Đường bảy kiên cường rào tre ngăn Pháp
Dân quân ta thắng, thủy chiến Pháp thua
Đường bảy thi đua, hò dô kéo pháo
Hoa kỳ hung bạo, đường bảy viện binh
Đất nước hòa bình, đường đích danh liên xã (2)
Là đường hành chính, công vụ Quốc gia
Hoặc đường dân sinh, thông thương buôn bán
Đất nước hội nhập, quy hoạch lọc dầu, cắt ngang đường bảy
Ngày mai mùng bảy, tháng bảy rào đường
Tấc lòng vấn vương, viết dòng tâm sự
Từ mai đường bảy, nhiệm vụ lớn lao
Vào hóa lọc dầu, đem về lợi lộc.
Đường bảy tuy cộc, đường tránh tuy xa
Trường cấp hai, ba tháp tùng xây dựng (3)
Gần nhà gần lớp, các cháu giỏi ngoan
Mẹ cha bàng hoàng, nhớ con đường bảy.
  1. Hiện vẫn còn giếng Ngọc Sơn ở chân núi đường đi ra cảng nước sâu
  2. Con đường chính qua các xã Hải Bình – Tĩnh Hải – Hải Yến – Hải Thương – Hải Hà và xã Đảo Nghi Sơn
  3. Khu hóa lọc dầu cắt ngang đường bảy vùng tứ hải cách ngăn nên phải xây thêm trường cấp ba vào trường cấp hai cho các cháu đi học cho gần. Đây là một sáng kiến hay điển hình nên phát triển rộng rãi.

  4. VŨ TẤN
    Tên truy cập: congtygiaoducvutan


ĐƯỢC NHỚ LẠI KHI ĐỌC BÀN VIẾT:
Lạch Bạng - Biện Sơn trong tầm nhìn quốc phòng - an ninh(20/01/2015-6:31)

    (VH&ĐS) Thanh Hóa là tỉnh có bờ biển dài với những cảnh quan tự nhiên đẹp. Lịch sử kiến tạo vùng đất ven biển xứ Thanh cho thấy các cửa biển, cửa lạch nơi đây được hình thành từ rất sớm. Xa xưa, con người đã chiếm lĩnh, chinh phục vùng đồng bằng duyên hải, đồng thời mở hướng ra khơi, khai thác biển cả. Các cửa sông, cửa lạch này góp phần quan trọng vào việc tạo dựng nguồn lực kinh tế, an ninh quốc phòng và giao lưu văn hóa, trong đó, Cửa Bạng - Biện Sơn là một dẫn chứng tiêu biểu.
 Một góc biển Lạch Bạng, xã Hải Thanh (Tĩnh Gia) , vị trí chiến lược an ninh - quốc phòng
và là điểm du lịch hấp dẫn trong tương lai (ảnh minh họa, từ Internet).
Cửa Bạng - Biện Sơn thuộc huyện Tĩnh Gia, nằm ở vùng biển phía Đông - Nam tỉnh Thanh Hóa, nơi sông Bạng đổ ra biển.
Sông Bạng có chiều dài 34,5 km, diện tích lưu vực 236km2, bắt nguồn từ vùng núi Huôn, xã Phú Lâm, huyện Tĩnh Gia, ở độ cao 100m chảy qua vùng núi, đồi thấp phía tây, qua Khoa Trường, xuống vùng đồng bằng duyên hải, vòng theo chân núi Du Xuyên đổ ra biển trên địa phận giữa hai xã Hải Bình và Hải Thanh, tạo nên cửa Lạch Bạng. Tên sông ghép với cửa lạch trở thành cửa Lạch Bạng.
Cùng chảy vào cửa Lạch Bạng còn có kênh Xước. Kênh Xước bắt đầu từ núi Xước, xã Mai Lâm chảy vào Lạch Bạng.
Kênh Xước tuy nhỏ, nhưng có vai trò lớn đối với vùng cửa Bạng. Quốc sử quán triều Nguyễn từng nhắc đến kênh Xước trong Đại Nam nhất thống chí. Theo ghi chép của sách này thì kênh Xước có nguồn từ khe Mậu Xuân, chảy sang phía đông, đến địa phận xã Hữu Lại hợp thành ngã ba sông và đổ vào cửa Bạng (1).
Cửa Lạch Bạng còn có tên là cửa Du Xuyên (mang tên núi Du Xuyên kề Lạch Bạng).
Sách Đại Nam nhất thống chí cho biết “Cửa tấn Bạng rộng 42 trượng, thủy triều lên sâu 9 thước, thủy triều xuống còn 4 thước, bờ bên tả có núi đứng như tường, bờ bên hữu là bãi cát”(2). Núi đứng như bức tường ở đây là núi Du Xuyên thuộc xã Hải Thanh. Đây là ngọn núi đất lẫn đá, chân núi phía đông là biển, phía tây là đất liền. Bờ cát bên hữu thuộc xã Hải Bình. Đây là bờ cát trắng mịn, độ nghiêng vừa phải tạo nên một bãi biển đẹp, một “Sầm Sơn thứ hai” của xứ Thanh.
Biện Sơn là tên một hòn đảo nhỏ (hòn Biện Sơn), phía ngoài cửa Lạch Bạng. Biện Sơn cùng với Lạch Bạng tạo thành cửa biển Nghi Sơn.
Biện Sơn nối với đảo Hòn Mê, còn gọi là Cồn Bầu. Người dân đánh cá trên biển ở đây vẫn lưu truyền câu ca:
Bao giờ rung kêu Cồn Bầu
Cha con sửa lưới, têm trầu ra khơi
(ca dao)
Đảo Mê nối với một số đảo nhỏ kéo dài trên biển về phía Nam là hòn Bung, Hòn Số, Hòn Sập, Hòn Sảnh, Hòn Lưỡi Hái…
Biện Sơn không chỉ là một vùng danh thắng mà còn là một cảng biển phía nam tỉnh Thanh Hóa. So với các cửa lạch khác ở xứ Thanh, Biện Sơn có nhiều ưu điểm: vừa kín gió vừa sẵn nguồn nước ngọt, lại thuận tiện đường sông và đường bộ. Các yếu tố cửa sông, cửa lạch, biển, đảo kết hợp với nhau đã tạo nên một vị trí hiểm yếu về quân sự. Cho nên, trong chiều dài lịch sử dân tộc, có lần vùng Lạch Bạng - Biện Sơn đã thực sự là lá chắn cho vùng đất phía nam Cửu Chân - xứ Thanh.
Tháng 11 năm 1788, quân xâm lược Mãn Thanh ồ ạt kéo vào nước ta. Trước khi chúng ngấp nghé thành Thăng Long, tướng Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm đã đề ra kế hoạch tạm rút khỏi kinh đô, lui binh về lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, đồng thời cho người cấp báo với Nguyễn Huệ ở Phú Xuân.
Theo kế sách này, quân Tây Sơn từ Thăng Long đã lui về Thanh Hóa, xây dựng phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn chờ đại binh của Nguyễn Huệ từ Phú Xuân ra tiếp ứng, tiêu diệt quân xâm lược.
Tại Tam Điệp, quân Tây Sơn lập đại bản doanh ở phía nam đèo Ba Dội, thuộc địa phận huyện Hà Trung (nay la Bỉm Sơn), tỉnh Thanh Hóa.
Tam Điệp là một hệ thống núi đá ngăn cách địa giới giữa Thanh Hóa nội trấn và Thanh Hóa ngoại trấn (Ninh Bình). Sinh thời, danh nhân Ngô Thì Sỹ từng nhận ra vị thế hiểm yếu này:
Đoạn tục quần sơn nhãn giới khoan
Ngư thuyền thiên không Cửu chân quan.
(Núi non đứt đoạn khoan tầm mắt
Đó đơm trời chặn ải Cửu Chân) (3)
Lợi dụng địa thế hiểm yếu của dãy núi Tam Điệp kéo dài từ tây sang đông như một bức trường thành tự nhiên, quân Tây Sơn đã bố trí trận địa tại “cửa ải Cửu Chân”, một địa điểm trọng yếu ở Thanh Hóa, “cửa họng Bắc - Nam” để ngăn chặn quân Mãn Thanh.
Tại vùng Cửa Bạng - Biện Sơn, thủy quân Tây Sơn đã “đóng đồn ở hải phận Biện Sơn”, bộ phận quan trọng nhất đóng ở vụng Biện Sơn và của Hà Nẵm nhằm khống chế cả vùng biển phía Nam Thanh Hóa, đồng thời phối hợp bảo vệ, kiểm soát con đường thiên lý Bắc - Nam dọc bờ biển gần Cửa Bạng.Hai đạo quân thủy, bộ Tây Sơn ở Tam Điệp và Biện Sơn đã phối hợp chặt chẽ với nhau nhằm bảo tồn lực lượng, sẵn sàng ứng phó với quân Mãn Thanh.
Đại quân của Quang Trung từ Phú Xuân thần tốc tiến ra Bắc. Sau khi nghe Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm tâu trình kế hoạch rút lui và xây dựng phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn, Quang Trung đã tán thành và triển khai các mũi tiến quân tiêu diệt giặc.
Từ Tam Điệp - Biện Sơn, vua Quang Trung cho triển khai 5 mũi tiến quân theo hai hướng đường bộ và đường biển; trong đó đường bộ chia thành 3 hướng:
Hướng chủ lực do Quang Trung đích thân chỉ huy, tấn công quân Mãn Thanh theo hướng Ngọc Hồi;
Hướng thứ hai đánh vào phía tây thành Thăng Long;
Hướng thứ ba với các loại kỵ binh, voi chiến tiếp ứng cho đạo quân chủ lực.
Thủy quân Tây Sơn cũng chia làm hai đạo, vượt biển tiến ra phía đông.
Từ căn cứ Biện Sơn, đạo quân thứ nhất do Đô đốc Tuyết chỉ huy vượt biển nhanh chóng tiến ra Hải Dương án ngữ phía đông thành Thăng Long.
Đạo thứ hai do Đô đốc Lộc chỉ huy vượt biển tiến đến chiếm lĩnh địa bàn chiến lược Lục Đầu Giang, sẵn sàng tiêu diệt tàn quân xâm lược.
Quyết định chọn Tam Điệp - Biện Sơn của các tướng Tây Sơn không chỉ để “giành nơi hiểm yếu, tránh mũi nhọn”, bên trong thì kích thích lòng quân, bên ngoài làm cho giặc thêm kiêu căng mà còn tạo bàn đạp thuận lợi cho cuộc tiến công thần tốc của đại quân Tây Sơn.
Cùng với đạo quân bộ ở Tam Điệp, căn cứ thủy quân Biện Sơn đã hoàn thành vai trò lịch sử và đóng góp quan trọng vào chiến thắng lịch sử mùa xuân Kỷ Dậu 1789.
Đến nay, tại vùng Lạch Bạng - Biện Sơn, nhân dân vẫn còn lưu truyền nhiều chuyện kể dân gian về người anh hùng “áo vải cờ đào”, đặc biệt là việc hoàng đế Quang Trung bỏ lệ tiến cống tổ yến có từ thời Hậu Lê. Lệ tiến cống tổ yến từng gây nhiều khốn khó cho dân địa phương.
Tưởng nhớ công lao của Hoàng đế Quang Trung, nhân dân đã lập đền thờ ông trên cửa Lạch Bạng với đôi câu đối (phiên âm):
Anh hùng thanh sất Bân Sơn cổ
Miếu mạo quang lưu Bạng hải kim
(Tiếng thét của người anh hùng vang dậy núi Bân xưa
Ánh sáng từ tòa miếu còn tỏa rạng vùng Lạch Bạng nay).
Do vị trí quan trọng của Cửa Bạng Biện Sơn nên vương triều Nguyễn, ngay từ buổi đầu, đã tiến hành xây dựng khu vực Cửa Bạng - Biện Sơn thành một pháo đài kiên cố ở phía nam xứ Thanh.
Quốc sử quán triều Nguyễn cho biết: từ đầu đời Gia Long, triều Nguyễn đã cho xây đảo Biện Sơn ngoài cửa Bạng “chu vi 58 trượng, 8 thước, 8 tấc, cao 8 thước 2 tấc, có một kỳ đài, một nhà quân, 12 khẩu đại bác, một kho thuốc súng”.
Đến đời Minh Mạng (năm thứ 9), cho xây “pháo đài Tĩnh Hải ở tấn Biện Sơn, chu vi 11 trượng 8 thước, cao 5 thước, 5 tấc, có một kỳ đài, một nhà quân và 4 khẩu đại bác” (4). Dấu tích của đảo Biện Sơn và pháo đài Tĩnh Hải đến nay vẫn còn.
Đỗ Đức Tuấn
(Học viện Chính trị - Bộ Quốc phòng)
_______________________________
(1), (2), (4): Đại Nam nhất thống chí (tập 2), nxb Thuận Hóa, Huế, 1992, tr  237-238, 269 & 275.
(3): Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí (tập 1), nxb KHXH, Hà Nội, 1992, tr 49.

Trân trọng cảm ơn Tác giả Đỗ Đức Tuấn đã cho tôi nhớ lại cảm xúc bài viết trước thời khắc tỉnh Thanh Hóa đào cắt con đường bộ biên cương nối liền giữa Lạch Bạng và Đảo Nghi Sơn vĩnh viễn ngăn cách. Xin cho tôi gửi đến tác giả cảm xúc đó !
Trân trọng Lê Minh Vũ, Công ty Giáo dục Vũ Tấn, Thanh Hóa, Việt Nam (leminhvuthanhhoa)

Gửi phản hồi
Các tin khác:


  • Nút thắt về vốn cho ngư dân: Chờ đợi tháo gỡ? (15/01/2015-7:39)
  • Hướng đến một trung tâm kinh tế lớn trong vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ (01/01/2015-7:53)
  • Đảo Nẹ trong đời sống văn hóa cư dân ven biển xứ Thanh (19/12/2014-7:34)
  • Triển lãm ảnh về chủ đề biển, đảo Việt Nam (16/12/2014-13:41)
  • Tăng cường kiểm soát, xử lý vi phạm về khai thác hải sản (09/12/2014-7:15)
  • Ngư dân trẻ quyết tâm làm giàu từ biển (14/11/2014-6:38)
  • Những “bóng hồng” mưu sinh trên biển (11/11/2014-6:56)
  • Đẩy mạnh liên kết giữa khai thác và dịch vụ hậu cần: Tạo đà cho kinh tế biển phát triển (05/11/2014-7:00)
  • Tĩnh Gia: Chăm lo xây dựng lực lượng dân quân biển (28/10/2014-7:01)
  • Để đảm bảo pháp luật trên biển (21/10/2014-7:01)

  • Không có nhận xét nào: