Ngược Thời Gian Trở Về
Cảnh Nhà Nông Đầm Ấm Sung Túc Với Lúa, Rau, Cá Trên Vài Trăm Hecta Đất Chiêm
Trũng. Liên Tiếp Các Năm 1993, 1994 và 1995 Bị Quyền Lực Nhà Nước Thứ Tư Hủy Hoại.
Tuổi ấu thơ tôi không thể nào quên những ngày đi chăn bò trên triền đê ngăn lũ (sau năm 1991 là ngăn mặn). Cho bò ra bờ đê gặm cỏ là tôi đã có thêm nhiều việc làm, sau khi thả lưới xong tôi quay lại hái rau muống. Trở lại thao lưới gỡ cá và theo bọt nước quanh mé bờ đưa hai bàn tay vớt bắt cá thia thia. Một công việc hơn bốn mươi năm nay tôi vẫn nhớ như in, đôi lúc nghĩ lại tôi có cảm giác rất vui không biết việc gì là chính, việc gì là phụ nữa bởi việc gì cũng rất cần thiết cho bữa ăn thường ngày của nhà tôi.
Khu đê này bao bọc tiếp giáp, phía đông là xã
Tĩnh Hải. Các phía tây, nam, bắc thẳng tuyến cò bay. Nhìn xa xa là vệt các làng xã Hải
Bình; Bình Minh; Xuân Lâm; Trúc Lâm; Mai Lâm; Dãy núi đòn và Hải Yến. Ngoài khu
vực 25 ha đất ở Sác Giác (Đít nhện hay còn gọi là Cam Cối) mà xã Trúc Lâm quản
lý người dân làng Vinh Quang (thôn Liên Vinh) tràn sang khai hoang cấy lúa. Năm 1993 cố chủ tịch xã Tĩnh Hải tổ chức công chiếm hết đất nhà tôi nên tôi phải sang UBND
xã Trúc Lâm thầu lại 25 ha đất này để tiếp tục cuộc sống mưu sinh.
Tên gọi khác là Lê Minh Vũ (1986)
Chỉ tính riêng cái chảo lúa khổng lồ đan xen
thu nhập cá rau của người làng Vinh Quang trong giới hạn như nêu trên ở các đê
Ba Mẫu; Đê Hội; Đê Châm; Đê Làng; đê Hoàng Hóa; Đê Mới; Đê Đạo là khoảng vài
trăm héc ta. Với khu đất trồng lúa này tuy chưa mang lại hiệu quả kinh tế đổi
đời, cho người dân có nhà lầu xe hơi.
Ở năm 1992 trở về trước các đê này giúp cho
toàn dân làng Vinh Quang có cuộc sống no đủ, tôi vẫn nhớ câu hỏi ngày mùa của
người làng với nhau là “được mấy tấn ?”. Vậy mà với quyền lực mà Nhà nước, đảng
giao cho cố chủ tịch UBND xã Tĩnh Hải tổ chức công phá tài sản của người dân,
công chiếm toàn bộ đất chiêm trũng của người dân làng Vinh Quang để giao cho
mình, chia cho nhau, bán trộm sỉ, thầu công khai bỏ hoang hóa hoặc canh tác
không hiệu quả hơn hai mươi năm nay.
Với việc làm nêu trên của cán bộ đảng viên xã
Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa đã tương đương với tội chống loài
người mà Pháp luật Quy định, để cất tiếng nói phát triển loài người. Chống kẻ
ác bá, ngang ngược là một sự mạo hiểm tôi rất cần có sự bảo vệ của Pháp luật
chân chính. Tôi sẽ cố gắng vượt qua tất cả rào cản để viết tiếp sự thật cho tòa
án lương tâm của người công chiếm, công phá tự xử trước khi Pháp luật, Công luận vào cuộc làm rõ để trừ đi cán bộ phi pháp ác bá, lấy lại tài sản cho người dân thôn Liên Vinh ngày nay. Bài viết này có thể chưa loại trừ được tệ nạn, do ổ nhóm gốc rễ bọn chúng bọc lót cho nhau. Cứ cho là như vậy thì ít nhất bài viết cũng đã thành công trong việc khắc bia tạc tượng cho bọn chúng, để rồi khi tẩy chay được chúng Nhân Dân có được câu nói "có thế chứ" !
Ảnh này chụp tại bờ đê làng, bờ đê ngăn mặn có từ khi có con người sinh sống nơi đây. Nay họ đưa vào đầm tôm nó tan hoang cho thủy triều qua lại. Đây là minh chứng về tội ác chống loài người của cán bộ đảng viên xã Tĩnh Hải về việc hủy hoại đất, hủy hoại môi trường sống. Hàng vài trăm héc ta đất 2 vụ lúa trong bỏ hoang hơn 20 năm nay chúng xứng đáng tội gì ? Cuối khu đồng 2 lúa tan hoang này, phía chân trời xa xa kia, ngay trước dãy núi đòn là nhà máy hóa lọc dàu Khu kinh tế Nghi Sơn đang thi công mau lẹ để tiến tới trọng điểm kinh tế. Đối lập với nhà máy lọc hóa dàu là cánh đồng cấy hai vụ lúa thẳng cánh cò bay của xã Tĩnh Hải lại là trọng điểm suy thoái kinh tế của nước nhà.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét