Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016

Vụ Cướp Đất Lớn và Tàn Độc Nhất Trong Lịch Sử - Phần 3. CHỨNG CỨ VỀ CHỦ MƯU CƯỚP ĐẤT CHỨNG KHÔNG THỂ CHỐI CÃI

Thiên Tai Là Điềm Báo Trước Không Thịnh

Nói đến tội ác của của cán bộ đảng viên cốt cán xã Tĩnh Hải suy thoái đạo đức ở thập kỷ 90, làm tôi không thể quên được cơn cuồng phong lịch sử. Sau một thời gian dài học tập và công tác ở Hà Nội tôi về nhà nhằm đêm 21/6 năm kỷ tỵ (1989). Khi về đến nhà nghe có sự kiện không vui, ngay trong đêm tôi sang Đồi Sác Giác (Đít Nhện hay còn gọi là Cam Cối) chia sẻ sự kiện.

Ngay đêm hôm đó thời tiết không mưa, không gió. Đến khoảng gần rạng sáng ngày 22/6 trời đổ mưa, gió đông đông bắc bắt đầu phát lên mạnh và nhanh chóng đạt siêu cấp, nước trời đổ như thác. Siêu bão số 6 có một đặc điểm khác lạ, gió phát lên tăng nhanh đều di chuyển xoay theo ngược kim đồng từ hướng đông đông bắc sang đến tây tây nam là kết thúc, không có hiện tượng đối lưu không khí (không lại nồm).



Chỉ sau ba tiếng đồng hồ từ lúc phát, bão đã hất đi toàn bộ phên vách, mái lá ngôi nhà tôi trú ngụ. Ngay lập tức bù vào là nước lũ dâng cao ngập lên đến nóc nhà, lúc đó tất cả những người trong ngôi nhà sống sót đến ngày hôm nay là nhờ sự bám chặt kèo của nóc nhà để rồi đón liên tiếp những đợt sóng tạt qua. Cùng lúc cửa Lạch Bạng chịu không nổi vỡ tung, kéo theo toàn bộ đê tả Sông Bạng ngăn lũ cho khu vực xã Tĩnh Hải và xã Hải Bình sạt lở nghiêm trọng

Được sự tài trợ của Bỉ, cuối năm 1990 đầu năm 1991 ông Lê Ngọc Thau, Trưởng huyện đội Tĩnh Gia làm trưởng ban chỉ huy đắp bờ đê tả Sông Bạng lên cao trình lớn. Lúc đó tôi là người nhận công trình từ ông Thau, lấy dân công ở Quỳnh Thiện, Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ở Tế Nông; Tế Độ, Nông Cống. Ở Lan Trà, Trúc Lâm và người trong thôn xã nhà đắp đê tả sông bạng lên cao trình kiên cố. Hiện đê tả Sông Bạng đắp năm 1991 đang tồn tại hiên ngang đến ngày hôm nay.

Cao trình đắp đê kiên cố, nhờ có nguồn nước mùa mưa từ núi đòn đổ về. Năm 1991 Nhân Dân thôn Liên Vinh thau chua rửa mặn quyét sạch tàn dư cơn bão số 6, cấy lúa vụ mùa tháng 10/1991 kín diện tích năm đó lúa được mùa. Bằng chứng này được thể hiện tại sổ thuế nông nghiệp, ông Lê Văn Huy hiện đang lưu giữ.

Từ sau cơn bão số 6 năm 1989 đến nay khu vực phía nam Thanh Hóa chắc chắn không có cơn bão, trận lũ nào mạnh đáng kể. Việc đảng ủy và UBND xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa bầy ra cái trò đất canh tác bị nhiễm mặn, canh tác không hiệu quả để làm vài cái văn bản lem nhem trái pháp luật chỉ là tiểu xảo với mưu đồ công chiếm, đoạt đất hai vụ lúa của Người dân để chia nhau đó là nguyên nhân gây hận thù với Nhân Dân, làm mất lòng tin trong Nhân Dân đối với cán bộ đảng viên xã Tĩnh Hải. Bạn đọc quan tâm đến việc họ tẩu tán đất của người dân như thế nào xin đón đọc tiếp Phần 4.

Không có nhận xét nào: