Thứ Bảy, 11 tháng 6, 2016

Vụ Cướp Đất Lớn và Tàn Độc Nhất Trong Lịch Sử - Phần 2. CHỦ TỊCH UBND XÃ TĨNH HẢI LÊ THÁNH SẮC KHÔNG THỂ BIỆN MINH CHO TỘI ÁC CỦA MÌNH DO CHỨNG CỨ AI CŨNG BIẾT


Công Cuộc Đổi Mới Theo Ý Người
Nhưng Quyết Định Lại Theo Số Trời Là Bằng Chứng

Trước năm 1977, khi cửa Lạch Bạng đang thông như ngàn đời của nó. Con đê làng như dải lụa uốn lượn từ xã Mai Lâm đến xã Hải Bình, che chắn cho ruộng đồng bao gồm đê Ba Mẫu; đê Hội; đê Châm; đê Làng; đê Mới; đê Đạo và xóm làng mỗi lần triều cường hay lũ lụt.

Năm 1977 nhà nước đắp đập tràn ngăn mặn Sông Bạng và làm cống sáu cửa xả lũ. Song song áp sát bờ tả sông bạng có Dân công ở các xã Hoằng Khê, xã Hoằng Cát, huyện Hoàng Hóa vào đắp đê ngăn lũ do vậy khoảng sình lầy gữa bờ đê làng và bờ đê mà dân công Hoằng hóa đắp được gọi là đê Hoằng Hóa. Khu đất mới được tạo ra này được người dân khai hoang thau chua rửa mặn đưa vào cấy lúa cấy rau muống và đắp chum, đìa thả chà dụ cá tự nhiên.
   
Sau 12 năm (1977-1989) cơn bão số 6 có sức tàn phá rất lớn nó đã làm cho các xã phía nam huyện Tĩnh Gia ngập lụt trầm trọng, sạt lở hoàn toàn mặt đê tả sông bạng, phá vỡ tuyến đê đập tràn và khu dân cư xã Hải Bình.

Năm 1990 đầu năm 1991, huyện đội Tĩnh Gia làm tổng chỉ huy đắp bờ tả sông bạng với cao trình kiên cố. Đồng thời trả lại dòng sông bạng về môi trường tự nhiên như bản chất của nó, phá đập tràn lấp cống sáu cửa.
Năm 1991 huyện đội Tĩnh Gia thực hiện cao trình 
đạt ngang bằng mức này thì khu đất nông nghiệp không thể bị nập mặn, nhiễm mặn

Từ năm 1991 đến nay khu vực phía nam tỉnh Thanh Hóa, chưa có bão to lụt lớn. Với cao trình đắp đê năm 1991 đến nay vẫn còn nguyên vẹn, khẳng định rằng toàn bộ các tuyến đê Ba Mẫu; đê Hội; đê Châm; đê Làng; đê Hoàng Hóa; đê Mới và đê Đạo không thể ngập mặn, nhiễm mặn. Các đê phía tả sông bạng từ năm 1991 bao gồm các xứ đồng kể trên đã được thau chua rửa mặn canh tác có hiệu quả, căn cứ sổ thuế nông nghiệp của người dân còn lưu giữ. 

Vậy tại sao đất nông nghiệp đang canh tác hiệu quả lại bị bỏ hoang hoặc bỏ bê đánh bắt tôm cá tự nhiên (canh tác không hiệu quả). Để biện minh cho việc làm trái pháp luật của nhóm người quyền lực, người ta nói đó là nghị quyết gì đó của thường vụ đảng ủy xã Tĩnh Hải. Để xem thực hư như thế nào, xin đón đọc Phần 3.


ẢNH RANH GIỚI GIỮA AO NUÔI TÔM (VÙNG NƯỚC MẶN) VÀ ĐẤT CANH TÁC MẦU (VÙNG CỎ HOANG) CHỈ LÀ CÁI BỜ THỬA HOANG TÀN. ẢNH CHỤP NĂM 2010. Vài trăm hecta đất vùng trũng để bòn tôm cá nước mặn 
chỗ khô nhiễm mặn bỏ hoang hơn hai mươi năm như thế này đây 

Không có nhận xét nào: